logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Xyanua nguy hiểm thế nào mà bị liệt vào nhóm "độc nhất trong các chất độc"?

Xyanua nguy hiểm thế nào mà bị liệt vào nhóm "độc nhất trong các chất độc"?

Xyanua nguy hiểm thế nào mà bị liệt vào nhóm "độc nhất trong các chất độc"?
(Dân trí) - Xyanua là hóa chất cực độc, gây ức chế rất nhanh và mạnh với hô hấp tế bào, thậm chí được liệt vào danh sách "độc nhất trong các chất độc".
Mới đây, một nam thanh niên 18 tuổi (ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) bất ngờ hôn mê, tổn thương đa cơ quan. Tại bệnh viện ở TPHCM, bệnh nhân được phát hiện có chất Xyanua trong cơ thể, nghi bị đầu độc.

Đáng chú ý, chỉ trong 8 tháng, trong gia đình của bệnh nhân có 5 người chết bất thường, với các biểu hiện nôn ói, nhức đầu, chóng mặt, sau đó rối loạn nhịp tim, ngưng tim…


"Độc nhất trong các chất độc"

Sự việc trên đang được cơ quan chức năng khẩn trương điều tra. Trước đây, đã có nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra, khi hung thủ sử dụng Xyanua để đầu độc nạn nhân. Câu hỏi được đặt ra là Xyanua độc đến mức nào mà khiến một người đang khỏe mạnh bỗng hôn mê nguy kịch, phải điều trị nhiều ngày, thậm chí đối diện nguy cơ tử vong?

Xyanua (hay Cyanide) là một hợp chất hóa học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Xyanua có thể là khí không màu (như hydro xyanua - HCN, xyanua clorua - CNCl), hoặc ở dạng tinh thể (như natri xyanua - NaCN, kali xyanua - KCN).

Đây là hóa chất cực độc, được liệt vào danh sách "độc nhất trong các chất độc". Chỉ cần khoảng 50-200mg Xyanua xâm nhập qua đường miệng, hoặc hít khoảng 0,2% dạng khí cũng đủ gây tử vong một người khỏe mạnh.

Xyanua được hấp thu nhanh, ức chế rất mạnh với hô hấp tế bào. Nhiễm độc Xyanua khiến cơ thể không trao đổi oxy được, gây "nghẹt thở trên cạn". Bệnh nhân tử vong thường do suy hô hấp, co giật.
Thông thường sau khi bị ngộ độc Xyanua, nạn nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là kích động, khi nạn nhân có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn. Sau đó, người bị ngộ độc bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. Cuối cùng là trạng thái giảm trương lực cơ và mất phản xạ, hạ oxy trong máu, trụy tim mạch và tử vong.

Ngoài tử vong, có những trường hợp bị biến chứng nặng, gây tổn thương não vĩnh viễn, không hồi phục, sống thực vật, liệt hoàn toàn.

Dễ gặp trong tự nhiên lẫn thị trường

Đáng chú ý, Xyanua có thể được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một số thực phẩm và thực vật. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Cao Khoa, khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), Xyanua có trong củ sắn (khoai mì), vỏ củ sắn, măng tươi.
Chất này cũng có trong hạt của các loại trái cây phổ biến (như mơ, táo). Ngoài ra, Xyanua vẫn được điều chế và bán trên thị trường vì nhiều ứng dụng, nên việc tiếp cận tương đối dễ dàng.

Bác sĩ Doãn Uyên Vy, nguyên Phó trưởng đơn vị Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) chia sẻ, ngoài việc sử dụng trực tiếp (hoặc bị đầu độc), trong các vụ cháy nhà, nhiều vật liệu khi phát hỏa cũng sinh ra khí HCN (hydrogen cyanide - tức Xyanua), khiến nạn nhân hít phải có thể tử vong.

"Cơ chế gây độc của Xyanua là ức chế hô hấp tế bào. Dù oxy đầy đủ nhưng tế bào không sử dụng được, nên nạn nhân chết rất nhanh nhưng da dẻ vẫn hồng hào", bác sĩ Uyên Vy phân tích.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần biết cách loại bỏ độc tố khi chế biến những loại thực phẩm nguy cơ chứa Xyanua. Chất độc này có đặc tính tan trong nước và bay hơi ở nhiệt độ cao, nên khi sử dụng sắn hay măng cần ngâm thực phẩm trong nước một vài tiếng để giảm hàm lượng Xyanua, gọt bỏ sạch vỏ bên ngoài và nấu sôi, để bay hơi khi chế biến. Riêng đối với măng cần luộc lên đổ nước đi khi luộc rồi mới chế biến.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc như đã nêu, nạn nhân cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong và để lại các biến chứng nặng.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>