logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Vào viện khám cũng là lúc phải chạy thận suốt đời

Vào viện khám cũng là lúc phải chạy thận suốt đời

Vào viện khám cũng là lúc phải chạy thận suốt đời
Vừa lên chức bố ở tuổi 34, anh Hà "không tin vào sự thật" khi bác sĩ thông báo suy thận mạn tính giai đoạn cuối, phải lọc máu chạy thận suốt đời hoặc ghép thận, không còn cơ hội điều trị đảo ngược.

"Tôi cảm thấy mọi thứ như sụp đổ", anh nhớ lại ngày nhận kết quả chẩn đoán, cách đây một năm.

Trước đó, anh vốn khỏe mạnh, tuổi còn trẻ, kinh tế không dư dả nên chưa từng kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi dịch Covid-19 bùng phát năm 2021, anh đi tiêm vaccine và từng phát hiện tăng huyết áp. Anh không điều trị tình trạng này vì "thấy bản thân vẫn khỏe, tưởng không có gì nguy hiểm". Khi vào viện khám vì chóng mặt, mờ mắt, phù người, bác sĩ chẩn đoán suy thận đã ở giai đoạn cuối, tăng huyết áp gây biến chứng võng mạc.

Sau đợt lọc máu chạy thận cấp cứu, anh phải duy trì định kỳ một tuần ba lần, tốn vài triệu đồng mỗi tháng sau khi trừ bảo hiểm y tế. Nếu không có quả thận hiến từ người thân hoặc từ người hiến chết não để ghép, anh phải vào ra bệnh viện chạy thận suốt đời, bất kể lễ Tết. Áp lực kinh tế đổ dồn đôi vai người vợ vừa bận bịu chăm con nhỏ, vừa bán rau ở chợ. May mắn, vợ luôn sát cánh động viên, giúp anh dần thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực, học cách sống chung với bệnh.

PGS.TS.BS Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Thống Nhất cho biết trường hợp trên nếu tầm soát sức khỏe định kỳ, phát hiện suy thận mạn tính ở giai đoạn từ 1 đến 4, dù không thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân có cơ hội điều trị bằng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển, kiểm soát các triệu chứng, duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nếu để diễn tiến suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bệnh nhân bắt buộc phải lọc máu chạy thận để kéo dài sự sống, không còn cơ hội nào khác.

"Điều báo động là nhiều người trẻ lần đầu đến viện khám do các triệu chứng bất thường, cũng là lúc đã suy thận mạn tính giai đoạn cuối, buộc phải chạy thận suốt đời", bác sĩ nói, thêm rằng bệnh viện đang rất quá tải bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Những năm gần đây, người trẻ ở độ tuổi khoảng 20-40 phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối ngày càng tăng. Tại phòng khám Nội thận, Bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ ghi nhận khoảng 1/3 lượng bệnh là người dưới 40 tuổi. Đa số các trường hợp suy thận ở người trẻ có liên quan tới việc dùng thuốc không kiểm soát, bệnh cầu thận như IgA, lupus... Một số người tăng huyết áp kéo dài không kiểm soát, gây phá hủy các mạch máu, giảm lượng máu đến thận, phá hủy bộ lọc ở cầu thận, từ đó làm suy thận.

Theo BS.CK2 Lê Thị Đan Thùy, Trưởng Khoa Nội Thận - Lọc máu, Bệnh viện Bình Dân, có những bệnh nhân không biết bị tăng huyết áp, hoặc biết nhưng thấy bản thân khỏe, nghĩ không nguy hiểm nên không điều trị. Đến lúc phát hiện suy thận, bác sĩ cho rằng nếu kiểm soát tốt huyết áp đã có thể thoát nguy cơ suy thận, mới bày tỏ hối hận nhưng đã muộn.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>