logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Uống rượu có làm ấm phổi?

Uống rượu có làm ấm phổi?

Uống rượu có làm ấm phổi?
Rượu làm người uống có cảm giác ấm hơn nhưng thực tế là khiến cơ thể bị thoát nhiệt, đặc biệt nguy hiểm trong thời tiết lạnh.

Thời tiết khô, lạnh giá vào mùa đông gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ho, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi. Khi nhiệt độ giảm, mọi người thường làm nhiều biện pháp để giữ ấm cơ thể. Nhiều người cho rằng uống rượu trong những ngày giá rét sẽ làm ấm cơ thể, ấm các cơ quan. Tuy nhiên, đây là những quan niệm sai lầm.

Theo Insider, rượu hay đồ uống có cồn có thể làm cho người uống cảm thấy ấm hơn nhưng nhiệt độ cơ thể thực sự đang giảm xuống. Khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da, cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn có thể làm người ta quên đi cảm giác lạnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết thêm khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Việc đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch não.
Ngoài ra, uống rượu có thể tác động xấu đến phổi. Một nghiên cứu chỉ ra, việc sử dụng rượu lâu dài có thể bắt đầu gây hại cho phổi trong vòng ít nhất là 6 tuần. Sau khi một người uống rượu, ngoài việc đi vào máu, khoảng 5% lượng cồn trong máu sẽ nhanh chóng khuếch tán vào trong phế nang. Tại đây dung dịch cồn được làm ấm, chuyển chúng thành dạng hơi mà khi chúng ta thở ra, phân tử hơi này sẽ là tiêu chí để đo lượng cồn trong hơi thở.

Nếu uống rượu trong một thời gian dài, chất cồn sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa quan trọng trong phổi, giảm sức đề kháng chống lại vi tác nhân gây bệnh, từ đó phổi bị tổn thương vĩnh viễn. Tổn thương xảy ra ở phổi, đường mũi và xoang, gây viêm, khiến chúng kém khả năng chống lại nhiễm trùng. Vì thế người nghiện rượu dễ mắc bệnh nguy hiểm như viêm phổi, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác.

Rượu cũng có thể gây hại cho phổi bằng cách làm giảm hoặc mất một số phản xạ bảo vệ của cơ thể. Khi ai đó say rượu, phản xạ bảo vệ đường thở như ho... sẽ bị tổn hại. Thông thường, phản xạ bảo vệ đường thở không cho phép hít phải thức ăn, đồ uống... vào phổi. Tuy nhiên, khi say rượu có thể hít phải những chất này vào phổi gây viêm phổi hít.

Rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do giết chết vi sinh vật có lợi trong miệng, cổ họng tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Những vi khuẩn này có thể nguy hiểm, đặc biệt là khi hít vào phổi.

Do đó, quan niệm uống rượu giúp làm ấm phổi là hoàn toàn sai lầm. Để phòng tránh bệnh vào mùa lạnh, mỗi người cần mặc quần áo đủ ấm, hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế uống rượu bia, thức uống có cồn. Trường hợp phải uống rượu trong thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi uống, cần bù năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn thêm tinh bột hoặc uống nước trái cây, nước canh, nước cháo loãng... Thuốc giải rượu không được khuyến cáo sử dụng do không có tác dụng chống say, giải rượu.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>