logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Tranh cãi quan điểm 'mẹ đơn thân chỉ để hẹn hò'

Tranh cãi quan điểm 'mẹ đơn thân chỉ để hẹn hò'

Tranh cãi quan điểm 'mẹ đơn thân chỉ để hẹn hò'
Khi người bạn nhờ kiếm vợ và ưu tiên chọn single mom, anh Đoàn Dũng, 40 tuổi, lập tức phản đối và khuyên "mẹ đơn thân chỉ để hẹn hò thôi".

"Nhiều người trong số họ không cần tình yêu. Họ thường cần một chỗ dựa, cần người cùng hỗ trợ nuôi dạy con cái", anh Đoàn Dũng, ở Đồng Nai nói.

Anh nói bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nếu kết hôn với phụ nữ từng "một lần đò". Thay vì chỉ phải xử lý mối quan hệ nội - ngoại, lấy mẹ đơn thân sẽ phải bận tâm cả mối quan hệ với chồng cũ, nhà chồng cũ. Điều khiến anh lo ngại nhất là vấn đề con riêng.
Chưa có thống kê số lượng mẹ đơn thân ở Việt Nam, song tỷ lệ ly hôn có thể cho thấy phần nào ngày càng nhiều phụ nữ chọn một mình nuôi con. Một thống kê mới đây ở TP HCM chỉ ra trung bình mỗi tháng một quận có 80 -100 vụ ly hôn. Số liệu từ Tòa án nhân dân tối cao năm 2022 cho thấy có trên 500.000 cuộc ly hôn trên toàn quốc. Điều này đồng nghĩa mỗi năm có thêm nửa triệu người trở thành mẹ đơn thân.

Là admin của một group mẹ đơn thân có 12.000 thành viên, chị Nguyễn Minh Nguyệt, 34 tuổi cho biết hầu hết các thành viên trong group đều đã nghe câu "phụ nữ đơn thân chỉ để hẹn hò". Nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.

Một số người nghĩ đây là định kiến, rằng mẹ đơn thân "mất giá và chẳng bao giờ mơ có được hạnh phúc lần sau". Minh Nguyệt đã nghe tâm sự của không ít người đang sống cùng với bạn trai, lúc bên nhau vui vẻ nhưng khi bàn đến chuyện kết hôn thì đối phương lảng tránh, rồi chia tay.

Ly hôn 7 năm trước sau khi phát hiện chồng ngoại hình, chị Thanh Huệ, 40 tuổi, ở quận 8, TP HCM cho biết hầu như mẹ đơn thân nào cũng chịu tổn thương nên có xu hướng tìm một nơi nương tựa tình cảm. Đây trở thành điểm yếu khiến họ trở thành đối tượng được nam giới lựa chọn hẹn hò.

Không còn là các cô nàng đôi mươi nhõng nhẽo, đòi hỏi ở bạn trai, họ hiểu chuyện, "biết điều" nên không làm đàn ông gò bó, mệt mỏi. Không chỉ những chị em yếu đuối, những người mạnh mẽ, độc tập tài chính cũng được các anh nhắm đến, bởi hẹn hò nhóm này khá an toàn, không phụ thuộc tài chính, không sợ dây dưa phức tạp lúc bên nhau lẫn khi kết thúc.

Bản thân chị Huệ vẫn mong muốn đi bước nữa nếu tìm được người thích hợp che chở cho cả ba mẹ con. Thi thoảng chị đi gặp mặt các đối tượng qua giới thiệu, song hầu hết người muốn tiến tới với chị lại không chấp nhận con chị.

"Tôi đã gặp những câu hỏi gây bất ngờ và tổn thương như 'Có thể gửi con riêng cho bà ngoại nuôi được không?', 'Bố đẻ và gia đình bên nội có trợ cấp gì không?", Huệ kể.

Một nhóm khác thừa nhận câu nói "single mom chỉ để hẹn hò" có phần đúng, bởi có thực tế nhiều mẹ đơn thân "chỉ thích hẹn hò". Chị Ngọc Hà, 37 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội nằm trong số này.

Rời khỏi cuộc hôn nhân hơn ba năm trước, chị cũng có một khoảng thời gian chới với. Đến nay khi bình tâm, có những thành tựu nhất định trong công việc, tự lo được cho ba mẹ con, chị Hà quan niệm cứ "cái gì tốt cho mình thì làm trước, dư ra hãy tốt với người khác", bởi lúc này là cái tốt ít điều kiện, thậm chí không cần báo đáp. Một khi bản thân có đủ sẽ không mong cầu nhiều thứ từ đối phương, mối quan hệ đôi bên cũng vậy.

"Tôi có nhiều người bạn là các chị U50, U60 độc lập và tràn đầy năng lượng. Đàn ông xung quanh các chị ấy cũng ổn lắm, nhưng họ đều chọn chỉ yêu chứ không hoặc chưa cưới", chị Hà cho biết.
Đứng từ góc độ nam giới, nhà văn Hoàng Anh Tú, admin của một group hôn nhân - gia đình hơn 170.000 thành viên cho biết câu nói "mẹ đơn thân chỉ để hẹn hò" là một định kiến khá phổ biến ở một bộ phận đàn ông 5-10 năm trước.

Những năm gần đây, những topic kiểu này bị xóa sổ và những người đàn ông cổ hủ khi nói vậy bị hàng nghìn lượt phẫn nộ. "Nhưng đó chỉ là trên mạng xã hội, còn ngoài đời thực, những rì rầm của đàn ông với nhau vẫn còn", ông Tú nói.

Đáng nói, định kiến này không chỉ tồn tại ở đàn ông, còn ở chính những phụ nữ với nhau. Đau lòng hơn là chính các single mom khi họ vẫn tự ví von mình là những "người đàn bà cũ".

Ông Tú kể khi tham gia một show truyền hình, có một mẹ đơn thân xin lời khuyên rằng cô muốn xây dựng hạnh phúc lần nữa với một người đàn ông cũng đã ly dị. Vấn đề là cô luôn tự cho mình là "chiếu dưới" trong mối quan hệ này nên không thể tận hưởng hạnh phúc.

"Bạn là khăn trải bàn hay bạn là thảm chùi chân là do cách mà bạn nhìn. Vốn chẳng ai kỳ thị được ta nếu như ta tin vào giá trị bản thân", ông nói.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng không cần lời khuyên nào cho đàn ông bởi khi họ yêu thật sự sẽ không định kiến nào ngăn cản nổi. "Tôi chỉ muốn nói với các chị em đừng coi mình là đàn bà cũ nữa. Mỗi cuộc hôn nhân đều có một sứ mệnh riêng, là ta trở thành vợ của người này chứ không phải làm vợ theo mẫu số chung", ông nói.

Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) không phủ nhận việc tiến tới với phụ nữ đơn thân sẽ đi kèm nhiều khó khăn và thử thách nên việc một số nam giới có sự cân nhắc, kén chọn không sai. Nhưng nếu kỳ thị, phân biệt đối xử và hạ thấp phụ nữ đơn thân là họ đã sai.

Xã hội phát triển từng ngày, chuyện tình dục hoặc có con trước khi kết hôn ngày càng cởi mở hơn, song định kiến về mẹ đơn thân vẫn còn. Và mặc dù tình trạng đơn thân xảy ra ở hai giới, nghịch lý là đàn ông lại nhận được sự đồng cảm nhiều hơn. Trong khi đó các single mom bị đánh giá khắt khe, bất kể nguyên nhân ly hôn do ai, quyết định làm mẹ đơn thân là tự chọn hay do hoàn cảnh (góa chồng, bạo hành, chồng ngoại tình).

"Dù phụ nữ làm mẹ đơn thân theo cách chủ quan hoặc khách quan cũng không đáng phải nhận những cái nhìn tiêu cực khi muốn tái hôn", nhà tâm lý nói.
Rời khỏi cuộc hôn nhân đầu sau ba năm, chị Trà My, 38 tuổi, giáo viên yoga ở Hà Nội cho biết tính cách vui vẻ nên không xem trạng thái của mình là điểm yếu. Và có lẽ chính tự tin bên trong và trẻ trung bên ngoài của Trà My đã thu hút ông xã hiện tại, anh Tiến Đạt, người kém 10 tuổi.

Đạt cho biết chưa từng có ý nghĩ phân biệt single mom. Anh yêu vợ vì con người cô khiến anh thấy yên tâm dù có phải bôn ba mưu sinh bên ngoài.

"Tôi thương cô ấy vì một người hiền lành, nhân hậu lại phải trải qua những biến cố không vui trong quá khứ nên muốn đồng hành cùng cô ấy suốt chặng đường sau này", anh Đạt nói.

Bản thân Minh Nguyệt sau cú sốc bị bạn trai phụ bạc đã quyết định sinh con, làm mẹ đơn thân ở tuổi 24 và vươn lên trở thành trụ cột gia đình. Nguyệt xem đơn thân chỉ là trạng thái, không phải vấn đề.

"Tôi thậm chí tự hào vì nhờ có con mới trở nên mạnh mẽ, thế nhưng trong những buổi gặp mặt nam giới qua giới thiệu, có người thẳng thừng bảo tôi gửi con cho bà ngoại nuôi để kết hôn với họ", Nguyệt kể.

Vì thế cô càng không muốn đến với ai, cho tới năm 2020 duyên phận đã se duyên với chàng trai Pháp tên Florian Casagrande. Anh yêu và càng thêm trân trọng khi Nguyệt là một người mẹ đơn thân chịu trách nhiệm với việc mình làm mà không trốn tránh, hèn nhát.

Anh Florian cho biết ở đất nước của mình không hề có sự phân biệt, kén chọn hay hạ thấp phụ nữ nuôi con một mình. "Đàn ông Việt Nam nhiều tiêu chuẩn quá sẽ bỏ sót những người phụ nữ tốt", anh nói.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>