Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tâm lý mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau khi sinh, thường kèm nỗi lo sợ con sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK1 Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.
Nguyên nhân
Trong giai đoạn sau sinh, có một số yếu tố góp phần tạo nên tình trạng trầm cảm:
- Thay đổi về nội tiết.
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự hỗ trợ từ người thân.
- Khó khăn trong việc chăm sóc bé.
- Yếu tố di truyền.
Ai dễ bị trầm cảm sau sinh?
- Tiền sử bị trầm cảm sau sinh: Nguy cơ tái phát là 50%.
- Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ: Nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%.
- Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai: 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
- Tuổi dưới 18.
- Những sự kiện căng thẳng trước đó như bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
- Thiếu sự hỗ trợ và đồng cảm từ người thân, đặc biệt là người chồng.
- Mâu thuẫn vợ chồng hoặc mâu thuẫn với mẹ chồng.
- Thai kỳ không mong muốn.
- Biến chứng thai kỳ như thai lưu hoặc sẩy thai.
Triệu chứng
Một vài triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường gặp là:
- Tâm trạng buồn bã.
- Giảm hứng thú hoạt động.
- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.
- Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.
- Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.
- Mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Điều trị và phòng ngừa
- Điều trị bằng thuốc.
- Sự động viên từ gia đình.
- Chăm sóc bản thân.
- Suy nghĩ lạc quan.
- Có sự chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết khi mang thai và sinh con.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng. Các loại thực phẩm như hạnh nhân, cá, quả bơ, chuối, táo, dừa, cải bó xôi, đậu nành, lúa mì, bánh mì và socola đen có khả năng cải thiện tâm trạng.
- Vận động bằng cách đi dạo, thực hành yoga, thiền hoặc làm các bài tập phù hợp.
- Nghỉ ngơi thoải mái.
- Thư giãn.
- Ngủ đủ giấc.