Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là tình trạng cục máu đông làm tắc mạch máu ở trong phổi, thường gây ra bởi cục máu đông hình thành từ một tĩnh mạch.
Dấu hiệu
Khó thở đột ngột dù đang hoạt động hay nghỉ ngơi.
Thở nhanh.
Thở khò khè.
Đau nhói không rõ nguyên nhân ở ngực, cánh tay, lưng, vai, cổ hoặc hàm. Cơn đau có thể tương tự như triệu chứng của cơn đau tim, tình trạng nặng hơn khi hít thở.
Ho ra máu.
Da nhợt nhạt hoặc hơi xanh.
Nhịp tim nhanh.
Đổ quá nhiều mồ hôi.
Cảm thấy lo lắng, lâng lâng, ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
Nguyên nhân
Thuyên tắc phổi hình thành từ cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân.
Chấn thương tĩnh mạch như do gãy xương hoặc phẫu thuật, nhất là ở xương chậu, hông, đầu gối hoặc chân.
Một số tình trạng bệnh lý khác như bệnh tim mạch bao gồm suy tim sung huyết, rung tâm nhĩ, đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng hoặc giảm các yếu tố đông máu.
Ai dễ mắc thuyên tắc phổi
Có cục máu đông ở chân hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Không hoạt động trong thời gian dài khi di chuyển bằng phương tiện cơ giới, tàu hỏa hoặc máy bay.
Chấn thương hoặc tổn thương tĩnh mạch có thể do phẫu thuật, gãy xương hoặc giãn tĩnh mạch.
Đang sử dụng biện pháp tránh thai dựa trên nội tiết tố như thuốc tránh thai, miếng dán hoặc liệu pháp thay thế hormone.
Có rối loạn đông máu.
Có tiền sử gia đình bị cục máu đông.
Hút thuốc lá.
Tiểu đường.
Ung thư.
Trên 60 tuổi.
Có tiền sử suy tim, đau tim hoặc đột quỵ.
Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số BMI lớn hơn 30).
Đang mang thai hoặc đã sinh con trong 6 tuần trước đó.
Người có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này nên đến bác sĩ khám.
Biến chứng
Đau tim.
Đột quỵ.
Tăng huyết áp động mạch phổi.
Nhồi máu phổi (chết mô phổi).
Chẩn đoán
Sau khi xem xét các triệu chứng, yếu tố rủi ro, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh bao gồm:
Xét nghiệm máu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT).
Siêu âm chân xác định cục máu đông ở chân hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể di chuyển đến phổi.
Siêu âm tim.
Chụp động mạch phổi.
Chụp X-quang ngực.
Điều trị
Điều trị thuyên tắc phổi bằng thuốc tan huyết khối.
Vớ nén (ống hỗ trợ) cải thiện lưu lượng máu ở chân.
Can thiệp lấy huyết khối bằng ống thông (catheter).
Phòng ngừa
Hoạt động thể chất thường xuyên.
Uống nhiều nước nhưng hạn chế rượu và caffeine.
Không sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Tránh bắt chéo chân.
Không mặc quần áo bó sát.
Duy trì cân nặng hợp lý.