logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Thủ phạm gây suy thận mạn

Thủ phạm gây suy thận mạn

Thủ phạm gây suy thận mạn
Bệnh cầu thận, đái tháo đường, cao huyết áp, tắc nghẽn đường tiểu có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận mạn tính.

Bệnh thận mạn diễn tiến âm thầm, tiến triển đến giai đoạn 5 (còn gọi suy thận mạn giai đoạn cuối) khi độ lọc cầu thận (eGFR) giảm xuống dưới 15 ml/phút/1,73 m2 da. ThS.BS Trần Âu Quế Nhung, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chức năng thận suy giảm khiến các độc tố và chất dư thừa tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, nguy cơ tử vong. Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối cần lựa chọn một trong ba phương pháp thay thế thận gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Đường huyết tăng cao dẫn đến các rối loạn chuyển hóa làm gia tăng mỡ máu xấu như tăng LDL-cholesterone, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu. Bên cạnh đó, glucose và các chất chuyển hóa lipid thúc đẩy các cơ chế tổn thương, đồng thời ức chế các yếu tố có chức năng bảo vệ trong mạch máu. Điều này làm tổn thương mạch máu thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Bên cạnh kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi chức năng thận để sớm phát hiện bất thường, có phương án điều trị bảo tồn chức năng thận kịp thời.

Bệnh tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên là cao. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mạch máu tại thận, lâu dần khiến mạch máu bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Ngược lại, ở người bệnh suy thận, chức năng kiểm soát huyết áp của thận không còn hiệu quả, càng khiến huyết áp tăng cao.
Bệnh cầu thận: Cầu thận là đơn vị lọc máu của thận. Bất kỳ tổn thương nào tại cầu thận cũng ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận, dẫn đến suy thận. Một số bệnh cầu thận thường gặp gồm viêm cầu thận, viêm cầu thận lupus (một biến chứng của bệnh lupus ban đỏ), bệnh thận IgA (bệnh do kháng thể immunoglobulin A - IgA tích tụ trong cầu thận gây viêm), hội chứng Alport (viêm cầu thận do di truyền), xơ cứng cầu thận...

Viêm mô kẽ ống thận: Ống thận cùng với cầu thận là các đơn vị đảm nhận chức năng lọc máu của thận. Tình trạng viêm tại ống thận và các cấu trúc xung quanh ống thận có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Tắc nghẽn đường tiểu: Lưu thông nước tiểu bị cản trở hoặc tắc nghẽn khiến nước tiểu trào ngược, gây ứ đọng nước trên thận. Thận ứ nước trong thời gian dài không điều trị dần phá hủy nhu mô thận, teo thận, suy giảm chức năng thận. Dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn do sỏi, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới), khối u từ các cơ quan xung quanh chèn ép...

Bệnh thận đa nang: Bệnh di truyền dẫn đến sự hình thành của các cụm u nang nhiều kích thước bên trong thận. Thận đa nang làm tăng kích thước và suy giảm chức năng thận.

Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn xâm nhập bể thận gây viêm, dẫn đến áp xe thận, sinh mủ, phá hủy nhu mô thận, hậu quả gây suy giảm chức năng thận. Nhiễm trùng thận có thể xảy ra ngay bên trong thận hoặc do vi khuẩn di chuyển ngược dòng nước tiểu.

Tự ý dùng thuốc: Dù sử dụng qua đường nào, các thành phần trong thuốc đều được thải trừ qua thận. Tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, nhất là những loại thuốc ảnh hưởng đến thận như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng... có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận.

Bác sĩ Quế Nhung cho biết thêm bệnh thận mạn tiến triển âm thầm, ít triệu chứng nên người bệnh khó phát hiện nếu không kiểm tra chức năng thận định kỳ. Khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, bệnh đã tiến triển nặng hơn. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh thận mạn như phù mí mắt, phù tay chân, tiểu bọt lâu tan, ăn không ngon miệng, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, ngứa da...

Bác sĩ khuyến cáo người có các triệu chứng trên cần sớm đến bệnh viện khám, xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Kịp thời phát hiện bất thường tại thận giúp điều trị phù hợp, bảo tồn chức năng thận, làm chậm diễn tiến của bệnh thận mạn.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>