logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Thiếu chất dinh dưỡng do nghiện thức ăn nhanh, cậu bé 12 tuổi mù lòa

Thiếu chất dinh dưỡng do nghiện thức ăn nhanh, cậu bé 12 tuổi mù lòa

Thiếu chất dinh dưỡng do nghiện thức ăn nhanh, cậu bé 12 tuổi mù lòa
MỹBé trai 12 tuổi ở Massachusetts bị mù vĩnh viễn do chế độ ăn chỉ gồm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bánh rán.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Boston đăng tải về bệnh nhân này trên Tạp chí Y khoa Mỹ tháng 11, ghi nhận bé bị mù vĩnh viễn do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Bé trai sinh non hai tháng và bị thiếu oxy, song không có bệnh lý nền nào khác ngoài chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Em chậm nói, chậm phát triển nhận thức và vận động, có nỗi ám ảnh cực độ với một số loại thức ăn. Bé chỉ ăn bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên chấm sốt, bánh rán và nước trái cây đóng hộp.

Các vấn đề về thị lực bắt đầu xuất hiện vào đầu năm nay, tầm nhìn cậu bé bị mờ đi vào buổi sáng và buổi tối, chỉ cải thiện vào ban ngày. Trong vòng 6 tuần, bé không thể đi lại mà không cần sự giúp đỡ, thường xuyên va vào cửa và tường. Một đêm, cậu bé thức giấc và hét lên rằng mình không thể nhìn thấy gì.

Các bác sĩ phát hiện chế độ ăn uống của cậu bé khiến cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thị lực, bao gồm vitamin A, C, D, đồng và kẽm. Họ lo ngại tình trạng mù lòa là vĩnh viễn, dù bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

Họ ghi nhận bé mắc chứng rối loạn ăn uống hạn chế/né tránh (ARFID) - hội chứng ảnh hưởng đến khoảng 50% trẻ tự kỷ ở các mức độ khác nhau. Dạng bệnh này còn khá mới nhưng đang gia tăng, tỷ lệ 1/200 người Mỹ hạn chế ăn uống do lo lắng hoặc không thích màu sắc, mùi vị, kết cấu của thức ăn.
Các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị teo dây thần kinh thị giác, khiến các tế bào trong dây thần kinh tổn thương lâu dài. Họ tin rằng việc mất thị lực là do thiếu hụt vitamin A, C, D, đồng và kẽm nghiêm trọng từ chế độ ăn uống hạn chế. Thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến móng chân cậu bé xuất hiện các đường gờ ngang và trở nên giòn.

Trẻ tự kỷ có thể dễ mắc ARFID và các vấn đề khác về thực phẩm hơn do những thách thức cảm giác đặc thù, khiến chúng đặc biệt nhạy cảm với kết cấu, mùi vị của thức ăn. Trẻ tự kỷ thường bám vào thói quen, vì vậy chúng thích một số loại thực phẩm cụ thể.

Cậu bé được bổ sung vitamin A, C, D, K, canxi, thiamine, đồng và kẽm. Nồng độ dinh dưỡng trở lại bình thường, em bắt đầu ăn rau diếp và phô mai trong bánh mì kẹp thịt, sau khi thực hiện liệu pháp hành vi. Bé được bổ sung một loại thực phẩm chức năng dạng nước vào hộp nước trái cây, song từ chối uống chúng sau vài tuần.

Nhóm nghiên cứu đánh giá: "Đáng tiếc là tình trạng teo dây thần kinh thị giác của bệnh nhân đã rất nghiêm trọng, không thể hồi phục do được phát hiện ở giai đoạn muộn". Nếu phát hiện sớm hơn, đảo ngược tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể giúp cải thiện phần nào thị lực.

Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa ở trẻ em tại Mỹ. Vitamin A là thành phần quan trọng giúp sản sinh rhodopsin, một loại protein nhạy cảm với ánh sáng, tạo ra sắc tố trong võng mạc, hỗ trợ thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu.

Vitamin D giúp mắt sản xuất nước mắt, ngăn ngừa khô mắt và loại bỏ bụi bẩn. Đồng và kẽm bảo vệ các tế bào, cấu trúc trong võng mạc. Vitamin C giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím (UV).

Các chuyên gia ước tính 70% trẻ em dưới 11 tuổi bị thiếu vitamin D. 20% trẻ em ở Mỹ không được cung cấp đủ vitamin C.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>