logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu xuất hiện khi các muối và chất khoáng lắng cặn chủ yếu tại đài bể thận, sỏi nhỏ có thể ra ngoài theo nước tiểu và không gây đau.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Phân loại

- Sỏi canxi:

Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20-30 và có khả năng tái phát cao.
Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
- Sỏi axit uric:

Do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể.
Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
- Sỏi cystin: Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn xystin (xystin niệu) di truyền.

- Sỏi struvite:

Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu.
Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
- Sỏi phosphat: chủ yếu là sỏi Amoni magie photphat có kích thước lớn, chủ yếu do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.

Nguyên nhân

Sỏi tiết niệu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên bệnh lý này sau đây:

- Uống ít nước:

Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận.
Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.
- Ăn uống không phù hợp:

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận.
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối (điển hình là oxalat trong môn, cải, cần tây, rau muống...) cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Nhịn tiểu: Nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.

- Mắc các dị tật đường tiết niệu bẩm sinh làm cản trở sự bài tiết nước tiểu, cơ chế tương tự như nhịn tiểu.

- Nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu cũng có nguy cơ gây nên bệnh sỏi tiết niệu.

- Thuốc: Một số thuốc có khả năng hình thành sỏi trong thận, đường tiết niệu như thiazide, theophylline, thuốc lợi tiểu, glucocorticoids...

Triệu chứng

- Cơn đau quặn thận:

Xuất phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới.
Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ xát làm tổn thương đường tiết niệu.
- Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu.

- Tiểu ra máu: Là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi hoặc một số nguyên nhân khác.

- Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn cặn: một số trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi bị vỡ sẽ được bài xuất qua nước tiểu.

- Tiểu dắt, tiểu són:

Thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu.
Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
- Sốt, ớn lạnh: Là dấu hiệu của trường hợp sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Bệnh điển hình bởi những cơn đau lưng, vùng mạn sườn.

Chẩn đoán

Các phương pháp được sử dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh:

- Hỏi về các triệu chứng của người bệnh kết hợp với khám lâm sàng, làm các xét nghiệm nước tiểu.

- Chụp X-quang hệ tiết niệu phát hiện sỏi.

- Siêu âm ổ bụng phát hiện sỏi và các tổn thương khác ở thận, niệu quản, bàng quang.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) đường tiết niệu phát hiện sỏi và các rối loạn gây các triệu chứng tương tự.

- Xét nghiệm X-quang chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intraveineuse):

Thường áp dụng khi kết quả của các phương pháp trên chưa rõ ràng.
Xét nghiệm bao gồm: pyelogram tĩnh mạch, IVP.
Điều trị

Với từng trường hợp và mức độ sỏi mà có thể áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau.

- Đối với trường hợp sỏi nhỏ, phát hiện sớm ở các giai đoạn đầu:

Có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa.
Bệnh nhân sẽ được dùng các thuốc làm tăng cường bài tiết sỏi ra ngoài. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả cao, được khuyến khích sử dụng trong trường hợp sỏi nhỏ.
- Trường hợp sỏi quá lớn gây tắc nước tiểu, tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân:

Cần can thiệp kịp thời bằng các phương pháp ngoại khoa.
Các kỹ thuật có thể áp dụng như là: nội soi tán sỏi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da...
Phòng ngừa

- Uống đủ nước mỗi ngày. Ở người trưởng thành cần khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

- Giảm bớt lượng muối và các gia vị trong bữa ăn hàng ngày.

- Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi khi không thực sự cần thiết.

- Hạn chế dung nạp mỡ, cholesterol vào cơ thể giúp giảm nguy cơ sỏi tiết niệu và các bệnh tim mạch.

- Không nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.

- Điều trị các bệnh viêm nhiễm, dị tật đường tiết niệu.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>