logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh lý sàn chậu

Phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh lý sàn chậu

Phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh lý sàn chậu
Cấu trúc sàn chậu bị giãn nhão khi mang thai khiến phụ nữ sau sinh dễ sa các tạng vùng này, rối loạn tiểu tiện.

Thông tin được TS.BS Nguyễn Trung Vinh, Chủ tịch Hội Sàn chậu học Việt Nam, cho biết tại "Hội nghị phẫu thuật nội soi điều trị sa tạng chậu", hôm 22/11. Thông qua ca phẫu thuật được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM đến hội trường, các chuyên gia trong nước trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm điều trị bệnh lý sàn chậu.

Sàn chậu bình thường giúp cơ quan sinh dục, đường tiểu dưới và tiêu hóa dưới hoạt động ổn định. Trong trường hợp bất thường, cấu trúc bị phá vỡ, giãn nhão trong quá trình mang thai, sinh con, mắc bệnh tạo áp lực lên ổ bụng như ho, táo bón kinh niên... Lúc này các cơ quan sa ra ngoài, gây bệnh sa sinh dục, tiểu lắt nhắt, khó tiểu, dễ chảy máu, đi lại khó khăn. Các vấn đề thường gặp khác là teo, khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh, đau khi giao hợp, đau vùng thắt lưng chậu...

BS.CKII Nguyễn Văn Ngãi, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi An Giang, cho biết phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh sàn chậu vì những tháng cuối thai kỳ, thai nhi chuyển xuống vùng khung xương chậu, làm giãn toàn bộ cấu trúc cơ, âm đạo. Quá trình sinh nở làm tăng áp lực, gây tổn thương cơ vùng đáy chậu. Sau sinh, phụ nữ không chăm sóc kỹ vùng này, dễ bỏ sót tổn thương.

Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khoảng 30% phụ nữ mang thai có triệu chứng rối loạn đi tiểu, sau đó giảm tự nhiên trong vòng ba tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu những người này không chủ động khám, chăm sóc sàn chậu sớm sau sinh, triệu chứng sẽ quay lại sau một năm.

Đơn cử bà Mẫn, 65 tuổi, từng hai lần sinh thường, phát hiện có khối sa ngoài vùng kín nên đặt vòng nâng điều trị vào 5 năm trước. Gần đây bà thường xuyên tiểu khó, đau buốt, đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ chẩn đoán sa bàng quang độ ba.

Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết tình trạng của bà Mẫn nặng, dù đặt vòng nâng, người bệnh vẫn bị tiểu khó. Nếu không phẫu thuật, bệnh có thể gây biến chứng viêm mạn tính đường tiểu, hư thận, ứ nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Êkíp phẫu thuật nội soi cố định bàng quang, tử cung vào dây chằng chậu lược, giảm mức độ xâm lấn, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân, nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo dõi cuộc mổ qua màn hình, bác sĩ Vinh đánh giá ca phẫu thuật rất thành công nhờ bác sĩ giỏi kỹ thuật phẫu thuật sàn chậu, cập nhật kịp thời xu hướng thế giới. "Đây là chuyên ngành còn mới ở nước ta, phần lớn đại học chưa có môn học này, rất ít bệnh viện có chuyên khoa riêng, do đó cung chưa đủ cầu", bác sĩ Vinh nói.
Bác sĩ Ngãi cho biết các bệnh lý sàn chậu ở phụ nữ Việt thường được phát hiện muộn. Nguyên nhân do nữ giới thường có tâm lý e ngại, mặc cảm, tự ti, dẫn đến chần chừ không thăm khám, chịu đựng trong thời gian dài khiến bệnh trở nặng hơn. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi đi khám bệnh lý khác, vấn đề dự phòng, chăm sóc bệnh này cũng còn hạn chế.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý sa tạng vùng chậu. Với các trường hợp sa tạng chậu nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa, không cần sử dụng phương pháp phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm bài tập sàn chậu (Kegel, bài tập cây cầu, bài tập con mèo, con bò...) giúp tăng cường cân cơ vùng chậu hoặc đặt vòng nâng (một dụng cụ có thể tháo ra được) bên trong âm đạo nhằm giữ cố định cơ quan bị sa ở đúng vị trí.

Trong trường hợp cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật, bác sĩ chỉ định một trong những phẫu thuật sau để đưa cơ quan bị sa trở về đúng vị trí. Cụ thể khâu sửa thành âm đạo giúp sửa chữa sa ở thành trước, hoặc thành sau, điều trị khối sa có thể gồm sa bàng quang, sa trực tràng và thu nhỏ vùng bị lỏng lẻo, giãn rộng. Thủ thuật khâu âm đạo - đáy chậu (sửa chữa sa ở thành sau trực tràng kiểu túi hoặc sa ở thành sau ruột non). Phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung thực hiện qua đường âm đạo để cắt tử cung, sau đó chỉnh sửa cơ quan này. Điều trị sa vòm âm đạo nhằm nâng đỡ cấu trúc vòm này.

Bác sĩ khuyến nghị khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Phụ nữ sau sinh 40 ngày nên tầm soát sàn chậu nhằm phát hiện sớm tổn thương, điều trị kịp thời bệnh. Điều này cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa biến chứng, giảm chi phí điều trị.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>