logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Phát bệnh vì bị 'ép' kiêng cữ sau sinh

Phát bệnh vì bị 'ép' kiêng cữ sau sinh

Phát bệnh vì bị 'ép' kiêng cữ sau sinh
Hà NộiSau sinh, Thanh, 30 tuổi, bị mẹ chồng "bế quan tỏa cảng" trong nhà, kiêng tắm gội, ăn uống thiếu chất, khiến cô đổ bệnh.

Thanh kết hôn năm 2022 nhưng hai năm sau mới có tin vui. Chồng là con trưởng, do đó gia đình hai bên đều kỳ vọng vào đứa trẻ. Mỗi ngày, mẹ chồng gọi điện dặn dò cô ăn uống, đi lại, giảm bớt công việc để thai kỳ khỏe mạnh. Sau sinh, sản phụ về nhà mẹ chồng ở cữ.

"Biết mẹ chồng kỹ tính, hai vợ chồng động viên nhau nhường để không khí êm ấm, không nghĩ bức bách đến vậy", Thanh nói, hôm 29/3.

Mỗi ngày, mẹ chồng bưng cơm lên tận phòng ngủ, gồm một đĩa thịt lợn luộc và bát canh rau ngót. Buổi sáng, bà nấu cháo chân giò, cơm nếp, trứng luộc hoặc pha sữa đặc để con dâu uống "gọi sữa về". Ngoài ra, mẹ chồng yêu cầu cô phải mặc quần áo dài, không được bật điều hòa, không tắm rửa, chỉ được dùng khăn ấm lau người.

Nhiều lần, Thanh nhẹ nhàng nói sản phụ phải ăn đủ chất dinh dưỡng, không kiêng tắm, cho trẻ ra ngoài tắm nắng. Đáp lại, mẹ chồng tuyên bố: "Gái đẻ không kiêng thì sau này hối không kịp, lại đổ mẹ chồng không chăm sóc".

Không có người chia sẻ, Thanh bức bối, mất ngủ, tắc sữa. Cô không dám gọi cho mẹ đẻ, sợ mọi người lo lắng. Gần đây, người phụ nữ bị ngứa vùng kín, có mùi hôi, khó chịu. Đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, bác sĩ xác định người bệnh bị toác vết khâu tầng sinh môn, vùng kín bị nhiễm trùng do vệ sinh không sạch sẽ. Bệnh nhân có dấu hiệu stress, trầm cảm sau sinh.

Tương tự, chị Dung, 33 tuổi nói quãng thời gian sau đẻ là chuỗi ngày ám ảnh. Chị kể, mẹ chồng bắt kiêng tắm gội để ngừa chân tay bị nổi gân guốc, đau nhức, ốm vặt. Đồng thời, sản phụ phải nằm cạnh chậu than, hơ lửa suốt một tuần, ăn uống không ngon miệng. Nửa đêm, bà mở cửa vào phòng "chỏm cháu". Nhiều lần, mẹ chồng bóng gió, dặn "gái đẻ đen lắm, kiêng cữ thêm cho chồng làm ăn thuận lợi".

Thấy vợ mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng tiêu cực, người chồng đưa chị đi khám. Bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị trầm cảm nhẹ, rối loạn lo âu, cần thay đổi lối sống và giảm bớt áp lực.
Ở cữ là một tập tục lâu đời của Việt Nam và nhiều nước châu Á. Theo đó, phụ nữ mới sinh con phải ở trong nhà để hồi phục sức lực. Phong tục này bắt nguồn từ hàng nghìn năm và đã ăn sâu vào văn hóa. Họ tin rằng nếu phớt lờ những quy tắc ở cữ, sản phụ sẽ mắc nhiều bệnh về sau như đau đầu, thấp khớp, viêm khớp, hậu sản...

Thời gian kiêng cữ vừa dài lại lắm quy tắc. Lý tưởng nhất, phụ nữ mới sinh không nên gội đầu, tắm rửa, tập thể dục, dùng điều hòa hoặc mang vác vật nặng, đồng thời phòng tránh cảm lạnh cũng như cảm xúc tiêu cực. Để chắc chắn, đích thân bà nội, bà ngoại sẽ chăm sóc mẹ và em bé, nấu những bữa ăn nhiều đạm như móng gió, gà, thịt lợn, rau ngót, canh đu đủ...

"Việc lạm dụng quy tắc ở cữ khiến nhiều người đã đổ bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng", bác sĩ Lưu Quốc Khải, Nguyên trưởng khoa đẻ 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết.

Đơn cử, "kiêng tắm, kiêng nước, kiêng ra khỏi phòng hoặc ăn uống kham khổ là quan điểm không còn phù hợp", bác sĩ nói. Sau chuyển dạ, sản phụ mất rất nhiều mồ hôi, nếu không được tắm sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, nhiễm trùng. Nhiều gia đình đốt than sưởi gây ngộ độc khí, không tốt cho hệ hô hấp của mẹ và trẻ. Việc đóng kín cửa ở trong nhà khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây bệnh hô hấp, truyền nhiễm.

Bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng nhận định kiêng cữ sau sinh không nên quá khắt khe, dễ rước bệnh vào người. Nhiều trường hợp kiêng tắm khiến cơ thể có mùi, vết mổ nhiễm trùng, vi khuẩn lan sang vết cắt ở tầng sinh môn, vết khâu ở thành bụng. Nhiều gia đình "ép" sản phụ ăn cữ trong khuôn khổ, chỉ có thịt luộc, cơm trắng, rau ngót, trứng luộc, cháo móng giò dẫn đến thiếu chất, tắc sữa.

Đặc biệt, sau sinh là giai đoạn nhạy cảm, sản phụ dễ bị stress, trầm cảm. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi nồng độ hormone, thay đổi tâm lý, cảm xúc kèm theo là áp lực mệt mỏi kéo dài từ lúc mang thai, sinh con và trách nhiệm sau khi sinh. Người tiền sử mắc bệnh trầm cảm, từng hiếm muộn, thai lưu, sảy thai hay mắc chứng rối loạn lo lâu dễ tái phát bệnh. Sản phụ thiếu sự quan tâm giúp đỡ của người thân, mâu thuẫn trong việc ở cữ và chăm sóc con cái cũng nguy cơ trầm cảm.

Nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh từ 11% đến 33% và thường khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau sinh. Bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá trầm cảm là gánh nặng nhất trong tất cả tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến phụ nữ.

"Thay vì kiêng khem, gia đình nên áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp, tránh để sản phụ căng thẳng quá mức", bác sĩ nói và cho biết chứng bệnh này sẽ gây mất ngủ, tức giận, rối loạn nhịp tim, cảm xúc bất thường, thậm chí làm hại con và bản thân.

Bác sĩ Thành khuyến cáo sản phụ cần tắm gội, vệ sinh cơ thể từ vết mổ cũng như vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ. Nước ấm giúp giảm stress, thư giãn, giảm tình trạng mất ngủ.

Người mẹ cần được ăn uống đủ chất, đặc biệt là trái cây và rau củ. Trong 6 tháng đầu, mẹ ăn thêm 19 gram đạm một ngày so với nhu cầu bình thường, tổng lượng đạm nạp vào là 79g. Cần cung cấp 20-30% chất béo, vitamin, uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-27 độ C, không sử dụng chế độ quạt gió. Những lúc không sử dụng điều hòa, nên mở cửa để không khí được lưu thông. Sản phụ có thể ra ngoài đi dạo, hít thở khí trời, miễn là mặc đủ ấm, che chắn kỹ càng.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>