logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Nguyên nhân nổi hạch sau tai

Nguyên nhân nổi hạch sau tai

Nguyên nhân nổi hạch sau tai
Nổi hạch sau tai thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp là thủy đậu, sởi, cúm, HIV.

Hệ thống hạch bạch huyết gồm nhiều phần như hạch dưới hàm, hạch vùng mang tai, hạch dưới cằm, nách, bụng, bẹn.... Hạch sau tai chứa các tế bào lympho (bạch cầu), có kích thước như hạt đậu, chức năng chính là lọc dịch bạch huyết.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông, đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết u mỡ, mụn, áp xe lao, sởi, lupus ban đỏ, bệnh về máu, cũng có thể dẫn đến khối u giống hạch phía sau tai. Khi vùng đầu, mặt, cổ nhiễm trùng, các hạch bạch huyết phía sau tai sưng lên. Các bệnh khác có thể dẫn đến tình trạng này gồm nhiễm nấm trong hoặc xung quanh đầu, viêm amidan, viêm loét, áp xe ở miệng, nướu, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa.

Bác sĩ Trông cho biết đôi khi các hạch bạch huyết phía sau tai cũng có thể sưng nếu người bệnh có vết loét ở vùng cổ, họng. Người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch bị suy yếu dễ khiến các hạch sưng.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp thường là sưng hạch bạch huyết sau tai. Nổi hạch do ung thư thường có các đặc điểm gồm hạch sưng to, cứng chắc, xuất hiện kéo dài hơn một tháng không biến mất, chạm vào hạch không di chuyển. Hạch nổi sau tai không có các tổn thương kèm theo như viêm tại khu vực đầu, cổ... cũng là dấu hiệu của ung thư.
Các tình trạng dễ nhầm lẫn với hạch sau tai như viêm xương chũm, mụn, u bã đậu, u mỡ... Viêm xương chũm là viêm phần xương sọ nhô ra phía sau tai. Trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi thường gặp tình trạng này vì hệ thống miễn dịch yếu, ít kháng thể.

Nổi hạch bạch huyết sau tai thường không nguy hiểm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, các hạch bạch huyết có thể sưng khoảng 2 cm. Hạch sưng lên do viêm thường tự hết khi bác sĩ điều trị khu vực viêm gần đó như răng, tai, cổ họng.

Một số trường hợp vết sưng không giảm trong ba tuần và không do nhiễm trùng, xuất hiện đột ngột, cứng, không đau; vùng da quanh hạch tấy đỏ, căng lên, rỉ nước... Lúc này người bệnh nên đến bác sĩ đơn vị Đầu Mặt Cổ để xác định nguyên nhân gây sưng, điều trị kịp thời.

Trường hợp hạch sưng ở cổ, sau tai, dưới cánh tay hoặc ở vùng bẹn, kích thước hơn 2 cm cũng nên đi khám. Hạch nổi và xuất hiện triệu chứng sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân không mong muốn hoặc khó thở cũng cần được bác sĩ chẩn đoán sớm, chỉ định điều trị phù hợp.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>