logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Nguy cơ nhiễm uốn ván sau tai nạn giao thông

Nguy cơ nhiễm uốn ván sau tai nạn giao thông

Nguy cơ nhiễm uốn ván sau tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông gây vết thương hở, tạo điều kiện cho mầm bệnh uốn ván xâm nhập, gây bệnh.

Trung Hiếu (24 tuổi, TP HCM) làm việc tại một công ty du lịch ở TP HCM, cuối tháng 12 đến VNVC tiêm huyết thanh phòng uốn ván. Anh cho biết có vết thương hở ở chân sau khi va quẹt với xe máy, phải khâu 6 mũi. Bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine uốn ván, song Trung Hiếu chưa tiêm vì nghĩ rằng bản thân có sức khỏe tốt, sẽ khó bị vi khuẩn uốn ván tấn công.

Anh thay đổi quyết định khi được các đồng nghiệp trong công ty khuyên, trong đó một người có em trai tử vong do uốn ván, chủ quan với vết thương sau tai nạn giao thông.
Tương tự, bà Nguyễn Hương (60 tuổi, ở quận Phú Nhuận, TP HCM) phải khâu 10 mũi ở bàn chân phải vào đầu tháng 12 sau tai nạn với xe máy. Trước đó 3 năm, bà cũng từng bị va quẹt xe, phải nhập viện cấp cứu với vết thương lớn và được chỉ định tiêm huyết thanh ngừa uốn ván. Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh, bà không lơ là với lần bị tai nạn này.

Theo BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết tai nạn thương tích đang trở thành gánh nặng của toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn thương tích chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong đó có 80% là ở các nước đang phát triển. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, ngã và bạo lực chiếm tỷ lệ lớn.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2019-2023, mỗi năm có hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích, chiếm 7% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Khoảng hơn 80 người tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày.

Bác sĩ Cầm phân tích, vết thương do tai nạn giao thông thường do đâm thủng, bỏng, chấn thương do đè bẹp. Vật gây ra vết thương có thể là đất đá, mảnh vỡ nằm ở đường, hoặc các mảnh kim loại ở phương tiện tham gia giao thông gây ra. Đây đồng thời là "nơi ở" của vi khuẩn uốn ván. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên và gây bệnh.

Nha bào uốn ván vào cơ thể, sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, xâm nhập các sợi trục thần kinh, di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương. Bệnh nhân gặp tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau, khởi đầu là cứng cơ nhai, sau đó cứng cơ cổ, lưng, bụng. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây co giật toàn thân, nuốt sặc và khó thở, nguy cơ tử vong đến 10-90%.

Ngoài nguy cơ tử vong cao, bệnh cũng để lại nhiều di chứng cho người mắc như rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi, teo cơ - cứng khớp... Nếu người bệnh tim mạch, gan thận, đái tháo đường... tăng nguy cơ trở nặng.
Uốn ván để lại gánh nặng to lớn cho gia đình, ngành y tế và cả xã hội. Thống kê tại Bệnh nhiệt đới TP HCM, chi phí điều trị trung bình cho một ca uốn ván khoảng 20 - 100 triệu đồng; trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền phối hợp có thể tiêu tốn trên 200 triệu đồng.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, uốn ván có thể phòng ngừa bằng vaccine, tiêm ngừa chủ động trước khi bị vết thương. Hiện Việt Nam có loại uốn ván đơn hoặc vaccine phối hợp như 5 trong 1, 6 trong 1, 4 trong 1, 3 trong 1, 2 trong 1, tiêm theo từng độ tuổi. Người trưởng thành chưa tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng cần ngừa uốn ván theo phác đồ ba mũi trong vòng 7 tháng, tiêm nhắc 10 năm và bổ sung khi có vết thương.

Nếu đã tiêm phòng đầy đủ, khi có vết thương, người dân chỉ cần nhắc lại một mũi vaccine, không cần tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván hoặc globulin miễn dịch uốn ván (TIG). Phụ nữ mang thai cần tiêm ngừa uốn ván vào ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, tiêm nhắc trong lần mang thai tiếp theo.

Ngoài vaccine, mọi người nên tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, tránh gây ra vết thương hở. Trương hợp có vết thương, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương đúng cách, tránh tuyệt đối tự xử lý vết thương bằng đắp các loại lá cây, cỏ không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi trùng uốn ván xâm nhập.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>