logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Người chuyển giới bị 'lãng quên'

Người chuyển giới bị 'lãng quên'

Người chuyển giới bị 'lãng quên'
Hà NộiSau phẫu thuật chuyển giới, Minh, 30 tuổi, thường xuyên đau âm ỉ tại vết mổ, nhưng "cắn răng" tự xử lý tại nhà vì chưa tìm được địa chỉ khám uy tín.

"Sau phẫu thuật, mình rất cần được chăm sóc vệ sinh, dùng thuốc nội tiết tố nhưng ở Việt Nam chưa có cơ sở chính thống nào. Mình cũng rất ngại đến bệnh viện, lúc điền mục giới tính không biết phải ghi thế nào", Minh nói, hôm 17/8.

Minh phẫu thuật chuyển giới từ nam thành nữ, vào đầu năm 2016. Trong đó, ca phẫu thuật ngực khá nhẹ nhàng, không ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ cơ quan sinh dục, cô mất vài tháng để ổn định thể chất và tinh thần. Thỉnh thoảng, cô bị đau rát tại vùng phẫu thuật nhưng chỉ biết lấy khăn ấm chườm để dễ chịu hơn. Ngoài ra, Minh lên mạng để học cách vệ sinh tránh viêm nhiễm, nhiễn trùng. Cô vẫn phải duy trì uống nội tiết tố, nhờ bạn mua chính hãng từ Thái Lan vì sợ hàng trôi nổi. Đến nay, Minh vẫn chưa tìm được địa chỉ tư vấn phù hợp để thăm khám định kỳ.

Một trở ngại khác là vấn đề tâm lý, khi Minh thường xuyên nhận sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ cộng đồng. Trong một lần đi làm giấy tờ, bị thắc mắc "giới tính nam mà mặc đồ nữ", khiến Minh đau lòng. Lần khác, đi khám nội tiết, cô bị bác sĩ từ chối điều trị với câu trả lời "tôi chưa từng nhận một bệnh nhân như bạn". Những tình huống này khiến Minh bị trầm cảm, chán nản, phải uống thuốc an thần.

Minh là một trong hàng nghìn người chuyển giới ở Việt Nam hiện gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo Trung tâm vì sự tiến bộ Mỹ (CAP), phân biệt đối xử là một trong những yếu tố ngăn cản người chuyển giới tìm đến sự chăm sóc cần thiết, từ đó dẫn đến những hậu quả tiêu cực về sức khỏe và các lĩnh vực khác trong đời sống của họ.

Trả lời VnExpress, anh Huỳnh Minh Thảo, nhà hoạt động thúc đẩy quyền LGBTQ+ Việt Nam, cho biết trong các group riêng của cộng đồng chuyển giới, gần 50% bài đăng đều dành để hỏi về các vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe. Điều này có nghĩa là nhu cầu thăm khám, điều trị và hỗ trợ vấn đề y tế, sức khỏe của cộng đồng LGBT là rất cao.

"Các bạn không biết hỏi ai và thế là lại nhờ đến sự tư vấn truyền miệng", anh nói, thêm rằng nhiều bạn phải tự mua thuốc uống, tự tiêm hormone dẫn đến quá liều, tự vệ sinh sau phẫu thuật tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng...

Ngoài ra, người chuyển giới còn đối mặt áp lực bị kỳ thị khiến họ ngại đi viện, ngại cung cấp thông tin về giới hoặc xu hướng tính dục.

Hiện, ở Việt Nam, Bệnh viện Bình Dân là đơn vị công lập đầu tiên có phòng khám dành riêng cho giới LGBT. Phòng khám chú trọng tư vấn tâm lý, sức khỏe giới tính, thực hiện các xét nghiệm công thức máu, nội tiết tố, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật chuyển giới...

"Nhu cầu thăm khám là rất lớn và hầu hết các bệnh viện hiện tại cũng chưa có sẵn các loại thuốc như hormone, các khoa thăm khám về nội tiết tố hoặc phẫu thuật chuyển giới và hậu phẫu... nên rất thiệt thòi cho các bạn LGBT", anh Thảo nói.

Tình trạng người chuyển giới bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước, trong đó có Mỹ. Theo một nghiên cứu năm 2021 của CAP, gần một nửa số người chuyển giới và 68% người chuyển giới da màu tại Mỹ cho biết đã từng bị ngược đãi bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế, bao gồm từ chối chăm sóc và lạm dụng bằng lời nói hoặc thể chất. 28% người chuyển giới, bao gồm 22% người chuyển giới da màu, cho biết họ đã hoãn hoặc không được chăm sóc y tế cần thiết vì sợ bị phân biệt đối xử.

Hậu quả của việc bị hệ thống y tế lãng quên là người chuyển giới sẽ từ bỏ các cuộc thăm khám định kỳ, thậm chí các cấp cứu cần thiết để cứu mạng sống của họ. Ngoài ra, việc bị phân biệt đối xử, quấy rối cũng góp phần vào tỷ lệ căng thẳng cao, khiến những người chuyển giới có sức khỏe kém hơn.

Đại dịch Covid-19 cũng làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về sức khỏe mà những người chuyển giới phải đối mặt. 1/3 báo cáo từng có ý định tự tử trong đại dịch và 1/2 báo cáo rằng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe phân biệt giới tính của họ đã bị hạn chế đáng kể trong đại dịch, theo CAP.
Đến nay, Luật chuyển giới chưa được ban hành tại Việt Nam. Các cơ sở y tế tuy đủ khả năng nhưng chưa được thực hiện việc can thiệp hay phẫu thuật.

"Thiệt thòi, khó khăn là điều khó tránh khỏi", bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, nói, thêm rằng nhiều người quan niệm sai lầm rằng chuyển giới chỉ là phẫu thuật ngực, cơ quan sinh dục để phù hợp với giới tính mong muốn. Tuy nhiên, sau chuyển giới còn các vấn đề sức khỏe khác như tăng nguy cơ bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, huyết áp, tiểu đường...

Họ phải dùng nội tiết tố để cơ thể mềm mại, cung cấp thuốc như ăn cơm hàng ngày và cần theo dõi thuốc. Do đó, các bạn chuyển giới cần bác sĩ có chuyên môn để chăm sóc, theo dõi, khám định kỳ. Ngoài phẫu thuật, các bạn còn mong muốn trữ tinh trùng, trữ trứng... càng cần y tế hỗ trợ.

Cùng quan điểm, bác sĩ Hoàng Mạnh Ninh, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Bưu Điện cho rằng người chuyển giới nói riêng và LGBT vẫn còn nhiều thiệt thòi về mặt chăm sóc sức khỏe. Đây là một chuyên ngành lớn, bao gồm nhiều chuyên khoa nhỏ như phẫu thuật, gây mê, nội tiết, nhiễm sắc thể, da liễu...

Theo bác sĩ, không phải Việt Nam thiếu chuyên gia mà do Luật chưa được thông qua. Trên thực tế, các bác sĩ luôn trau dồi và tìm hiểu kiến thức để hỗ trợ bệnh nhân, đảm bảo cho họ được chăm sóc tốt nhất. Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều ca thu gọn ngực cho bạn chuyển giới nam.

"Khi luật thông qua, nhiều trung tâm triển khai, người bệnh có thêm địa chỉ uy tín để tin cậy, thay vì khám chui hay đi nước ngoài", ông Ninh cho biết.

Trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của ngành Y tế giai đoạn từ năm 2021 - 2030 và mục tiêu "Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe" chỉ ra "Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới đạt 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030".

Hôm 8/8, Bộ Y tế khẳng định đồng tính không phải là bệnh nên không thể "chữa", không cần "chữa" mà chỉ hỗ trợ về mặt tâm lý và đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị.

"Mong mọi người hãy nhìn nhận nhu cầu được sống đúng là mình của người chuyển giới nói riêng, hoặc những nhu cầu thăm khám về sức khỏe của người song tính, đồng tính nói chung... Đây là những nhu cầu căn bản và cần được hỗ trợ", anh Thảo nói.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>