logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Người bệnh hen suyễn có thể leo núi không?

Người bệnh hen suyễn có thể leo núi không?

Người bệnh hen suyễn có thể leo núi không?
Tôi mắc bệnh hen suyễn, dùng thuốc xịt dự phòng, nghe nói leo núi tốt cho sức khỏe tim và phổi. Người bị hen suyễn có thể leo núi dã ngoại không? (Đinh Đức Trung, Hà Nam)

Trả lời

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm dãi và co thắt cơ trơn phế quản. Bệnh có thể khởi phát bất kỳ thời gian nào, đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng ho, nặng ngực, khó thở và khò khè.

Người bệnh được khuyến khích rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên tránh các hoạt động nặng. Khi gắng sức, cơ hô hấp bị kích thích, dẫn đến thiếu oxy, làm khởi phát cơn hen suyễn.

Leo núi giúp tăng cường sức khỏe, giải tỏa tâm lý cho người bệnh. Ở vùng núi cao, hàm lượng bụi giảm đi, phần nào tránh nguy cơ tiếp xúc yếu tố kích thích gây khởi phát cơn hen cấp. Người bệnh cần cân nhắc địa điểm leo núi, hình thức trải nghiệm dựa trên tình trạng sức khỏe.

Các vùng núi cao (trên 2.500 m) có không khí loãng, áp suất không khí giảm làm tăng nguy cơ khó thở, mệt mỏi, khởi phát đợt cấp bệnh hen suyễn. Thời tiết vùng núi thường lạnh vào ban đêm. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm có thể khiến cơ thể khó thích ứng, dễ cảm lạnh và diễn tiến nặng ở người mắc bệnh phổi.

Leo núi ở những khu vực hiểm trở, độ dốc cao là hoạt động gắng sức. Lúc này nhịp thở tăng lên, không khí qua phế quản dồn dập, lạnh và khô hơn gây co thắt phế quản, tăng phản ứng viêm. Cơn hen cấp dễ xuất hiện với các biểu hiện ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

Sức khỏe không ổn định, tái phát hen thường xuyên hoặc mắc bệnh lý cấp tính đường hô hấp cũng là yếu tố kích thích, khiến bệnh hen chuyển nặng.

Bạn nên leo núi ở những khu vực núi có độ cao dưới 2.500 m. Trường hợp leo núi ở vùng có độ cao trên 2.500 m cần đảm bảo khu vực đó có địa hình dốc vừa phải, để cơ thể có thể thích nghi dần với việc thay đổi độ cao và tránh tái phát các cơn hen cấp.

Thay vì leo núi ở các địa hình phức tạp, khó khăn, người bệnh hen nên dã ngoại theo hình thức trekking hoặc hiking ở những địa hình bằng phẳng. Kỹ năng chủ yếu là đi bộ, ít phải leo trèo hay vận động cường độ cao. Bạn nên đi cùng người thân hoặc đi theo đoàn để được trợ giúp khi có tình huống cơn hen cấp phát sinh.

Bạn chỉ nên đi leo núi khi bệnh đã ổn định, cần duy trì điều trị hen thường ngày theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi đi leo núi để được đánh giá cụ thể tình trạng.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>