Ngồi toilet không đúng tư thế
Khi đi vệ sinh, nếu bồn cầu cao khiến ngón chân bạn không chạm đất, nên đặt một vật gì đó dưới chân, ví dụ như một chiếc ghế nhỏ. Nguyên nhân là nếu bàn chân không bằng phẳng trên mặt đất khi đi toilet, sẽ gây căng thẳng, việc tiểu tiện hay đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Tư thế lý tưởng nhất khi đi toilet là đầu gối phải cao hơn hông, kèm theo đó là nên nghiêng người về phía trước để đưa vai và đầu gối lại gần nhau hơn. Tư thế này giống tư thế ngồi xổm, khi tạo thành một góc 35 độ giữa phần thân trên và chân. Ở góc nghiêng này, ruột kết sẽ được giữ thẳng, chất thải dễ dàng được tống ra ngoài.
Hạn chế uống nước để đi vệ sinh
Nhiều người cho rằng, uống nhiều nước là lý do chính đi vệ sinh thường xuyên nên hạn chế uống nước mỗi khi bận rộn. Tuy nhiên, hãy nhớ, uống ít nước còn có thể làm cho các vấn đề về bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Nước đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài thông qua tiểu tiện. Nếu uống không đủ nước, các chất độc hại sẽ lưu lại trong hệ thống tiết niệu gây ra bệnh lý dẫn đến ung thư bàng quang.
Nếu muốn đi vệ sinh ít thường xuyên hơn, bạn có thể thay đổi cách uống nước của mình, vì dụ thay vì uống nhanh và nhiều ngay một lúc, hãy thử nhấm nháp.
Đi tiểu khi tắm
Mỗi lần đi tắm, việc đi tiểu dưới vòi hoa sen khiến bạn cảm thấy thuận tiện và đơn giản. Đi tiểu trong lúc tắm cũng sẽ giúp tiết kiệm lượng nước xả ra để dọn sạch mỗi lần đi tiểu tiện, hạn chế lãng phí nguồn nước.
Tuy nhiên, hành vi này sẽ dần hình thành phản xạ có điều kiện về việc tiểu tiện mỗi khi có tiếng nước chảy. Lúc này não bộ sẽ kích thích sự vận động của bàng quang khi nghe tiếng nước chảy, bàng quang đang căng giãn ra vì chứa nước sẽ co lại và khiến bạn phải đi tiểu. Với những người bị rối loạn chức năng sàn chậu, điều này có thể góp phần thúc đẩy chứng tiểu tiện không kiểm soát hoặc rò rỉ nước tiểu khi muốn đi vệ sinh.