logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống?

Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống?

Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống?
Con tôi 6 tháng tuổi, bắt đầu tập ăn dặm, cho ăn dặm kiểu truyền thống hay kiểu Nhật tốt hơn? (Thùy Trang, TP HCM)

Trả lời

Nếu sinh đủ tháng, trẻ từ 6 tháng tuổi nên được tập ăn dặm, nhưng thực phẩm chính của bé vẫn nên là sữa mẹ. Trường hợp cần thiết có thể thay thế bằng sữa công thức theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

Tùy vào khả năng nhai, hấp thu của trẻ và thực tế mỗi gia đình, phụ huynh có thể tập cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống hoặc kiểu Nhật. Tuy nhiên, trẻ ăn dặm theo phương pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế riêng.

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, phụ huynh thường xay, băm nhuyễn hoặc nấu nhừ tất cả nguyên liệu như gạo, rau xanh, củ quả, thịt, cá, dầu mỡ... kết hợp chung với nhau thành một món, thường là cháo. Những trẻ chưa phát triển kỹ năng nhai tốt vẫn có thể ăn được, hỗ trợ trẻ hấp thu đủ các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, khi ăn dặm kiểu truyền thống, trẻ ăn uống bị động, chủ yếu dựa vào thực phẩm của người lớn đút cho. Lâu ngày khiến trẻ bé ăn thức ăn thô, khả năng nhai kém, dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Khi ăn dặm kiểu Nhật, mỗi nguyên liệu thành phần đều được tách biệt khi chế biến, bữa ăn có thể gồm nhiều món khác nhau. Trẻ chủ động ăn theo sở thích, món này nhiều, món khác ít hơn, có thể phân biệt và làm quen với nhiều đồ ăn khác nhau.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn tăng cường các món ăn thô, có kích thước lớn. Từ đó, trẻ phát triển kỹ năng cầm, nắm, nhai, kích thích bé hứng thú hơn với bữa ăn.

Tuy nhiên, những trẻ phát triển kỹ năng nhai kém, có thể gặp khó khăn khi tập ăn dặm kiểu Nhật. Trẻ dễ hình thành tâm lý sợ nhai, dẫn tới biếng ăn. Ăn nhiều thực phẩm thô khó tiêu hóa, hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Trẻ ăn uống chủ động có thể không ăn đủ hết món, các nhóm chất trong bữa ăn, dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển toàn diện.

Trẻ ăn dặm bằng phương pháp nào, phụ huynh cũng nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng. Cụ thể là chất bột đường (bột, cháo, cơm), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật), các vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây).

Thể tích dạ dày của trẻ tập ăn dặm còn nhỏ, không thể ăn nhiều cùng một lúc. Phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn và thường xuyên thay đổi món nhằm giúp trẻ thích thú, ăn ngon miệng, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ, trong đó có giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Từ đó, bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cách tổ chức bữa ăn dặm và chế độ dinh dưỡng phù hợp, góp phần hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí tuệ.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>