logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Mỡ máu cao

Mỡ máu cao

Mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh võng mạc, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Thông tin được các bác sĩ Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TP HCM) khuyến cáo cộng đồng.

Nguyên nhân

- Yếu tố có thể làm tăng mỡ máu:

Thừa cân béo phì.
Không tập thể dục.
Chế độ ăn nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
- Tình trạng mỡ máu cao có thể di truyền trong gia đình như một rối loạn di truyền, thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, không kèm thể trạng béo phì.

- Đột biến gene làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thanh thải (loại bỏ) cholesterol, triglyceride, LDL. Bao gồm hai tình trạng:

Tăng triglyceride tiên phát.
Tăng lipid máu hỗn hợp.
- Một số tình trạng dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ:

Tiểu đường.
Suy giáp.
Hội chứng Cushing.
Bệnh thận mạn tính.
Xơ gan.
Nghiện rượu.
Một số loại thuốc: estrogen, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta.
- Hút thuốc không làm tăng cholesterol máu nhưng làm giảm cholesterol HDL, khiến cholesterol dễ tích tụ vào thành động mạch hơn.

Triệu chứng

- Tăng lipid máu thường không có triệu chứng. Nó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tức mỡ máu cao xảy ra trong một thời gian dài mà không thể nhận biết. Đến khi người bệnh gặp biến chứng mới được phát hiện, ví dụ như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

- Mỡ máu cao thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hoặc chuyển hóa khác.

- Trường hợp bị tăng cholesterol máu gia đình, có thể có các triệu chứng rõ ràng hơn. Bao gồm:

U vàng gân (tendon xanthomata): Sưng trên đốt ngón tay, đầu gối hoặc gân Achilles ở phía sau mắt cá nhân.
Ban vàng (xanthelasmas): Cục cholesterol nhỏ, màu vàng ở mí mắt trên hoặc dưới.
Vòng cung giác mạc (arc cornea): Vòng màu trắng nhạt xung quanh mống mắt.
Chẩn đoán

- Cần kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi năm một lần, kể từ năm 18 tuổi, nhất là khi gia đình có người bị cholesterol cao.

- Chẩn đoán mỡ máu cao khi kết quả xét nghiệm của bạn vượt quá trị số tham chiếu. Lưu ý ngưỡng tham chiếu này có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm.

- Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm đường huyết, chức năng thận hay chức năng tuyến giáp.

Điều trị

- Nếu bệnh nhân còn trẻ và không có các yếu tố nguy cơ khác, đa số trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mỡ máu. Bao gồm:

Tăng cường vận động.
Hạn chế chất béo bão hòa, nhất là mỡ động vật, trà sữa.
Giảm cholesterol trong thực phẩm như lòng đỏ trứng, bơ, tôm...
Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
Không hút thuốc lá.
Hạn chế uống rượu bia.
- Sau khi thay đổi lối sống (khoảng 2-3 tháng) mà mỡ máu không giảm hoặc vẫn tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Trong đó:

Statin là loại thuốc phổ biến nhất để giảm cholesterol LDL và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Fibrate và niacin thường được sử dụng để giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL.
Loại thuốc và liều lượng sẽ được cá nhân hóa phụ thuộc vào mức độ mỡ máu, cũng như các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.
Điều gì xảy ra nếu không điều trị?

Nếu không điều trị, mỡ máu cao sẽ dẫn đến:

- Cung giác mạc, ban vàng mi mắt.

- U vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, gót chân, màng xương.

- Lipid võng mạc.

- Gan nhiễm mỡ.

- Viêm tụy cấp.

- Xơ vữa động mạch, tùy vào vị trí mà gây ra các tình trạng:

Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, sa sút trí tuệ mạch máu.
Thiếu máu cục bộ mạc treo.
Viêm tắc thiếu máu hoại tử chi dưới.
Phòng ngừa

- Chế độ ăn uống lành mạnh.

- Giảm muối.

- Hạn chế ăn mỡ động vật (heo, bò, cừu, dê...).

- Ăn chất béo lành mạnh để tăng mức HDL như dầu đậu nành, dầu olive, mỡ cá, trái bơ...

- Tránh chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên và nướng.

- Ăn ngũ cốc nguyên hạt.

- Giữ cân nặng hợp lý.

-Tập thể dục thường xuyên.

- Bỏ thuốc lá.

- Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của gia đình.

- Cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ, nhất là nếu có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì...

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>