logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Mắc bệnh gout ở tuổi rất trẻ

Mắc bệnh gout ở tuổi rất trẻ

Mắc bệnh gout ở tuổi rất trẻ
TP HCMGout thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, nay có xu hướng trẻ hóa khi người bệnh mới 20-30 tuổi, nguyên nhân có thể do lối sống.

ThS.BS Phạm Thị Xuân Thư, Đơn vị Nội Cơ xương khớp, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết thông tin trên, thêm rằng trung bình mỗi ngày hệ thống Bệnh viện Tâm Anh khám và điều trị hơn 120 bệnh nhân gout, trong đó gần 40% dưới 40 tuổi.

Gout là hậu quả của việc dư thừa axit uric trong máu, tích tụ trong khớp gây viêm sưng khớp cấp tính hoặc mạn tính. "Nguyên nhân gout ngày càng trẻ hóa có thể đến từ thói quen uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đạm, thức khuya, lười vận động, tiền sử gia đình có người bị bệnh này", bác sĩ Thư giải thích. Người bệnh gout vẫn tiếp tục ăn uống sai cách sẽ tiến triển nhanh và biến chứng nhiều hơn. Người bệnh gout phải chịu đựng các cơn đau, mất ngủ, hạn chế vận động nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Như anh Phong, 28 tuổi, 5 năm qua thường xuyên có các đợt đau, sưng và nóng khớp ngón cái chân phải, mỗi lần kéo dài vài ngày. Gần đây anh đau nhiều hơn, xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 cho thấy nồng độ axit uric trong máu cao, được chẩn đoán gout mạn tính. Khai thác bệnh sử, bác sĩ Thư cho rằng nguyên nhân gây gout có khả năng cao do bệnh nhân lạm dụng rượu bia. Rượu bia chứa rất nhiều purin, khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Rượu bia cũng làm suy giảm chức năng loại bỏ axit uric qua nước tiểu.

Còn Hiệp, 19 tuổi, sưng nóng, đỏ và đau ở khớp ngón tay cái bên trái, tưởng do chấn thương thể thao. Sau 4 ngày, tay sưng đau hơn, không cử động được, xét nghiệm hàm lượng axit uric máu lên đến 520 micromol/l (giới hạn an toàn là dưới 420 micromol/l ở nam giới). Hiệp được bác sĩ chẩn đoán mắc gout cấp do thường xuyên thức khuya, uống nước có gas, ăn đồ nướng gây rối loạn chuyển hóa, cộng thêm yếu tố di truyền là bố cũng bị bệnh này.
Bệnh gout hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bác sĩ điều trị tập trung vào hai mục tiêu chính là giảm triệu chứng cơn gout cấp và ổn định nồng độ axit uric trong cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm. Sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt là phác đồ điều trị chuẩn cho đa số trường hợp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hủy xương, hư hỏng khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế, suy thận, sỏi thận...

Bác sĩ chỉ định thuốc, hướng dẫn hai người bệnh trên hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin, rượu bia và các loại nước có gas; bổ sung đủ nước và chất xơ, nguồn protein từ các loại hạt, trứng, sữa... Tập thể dục, vận động ở cường độ hợp lý hỗ trợ đào thải axit uric, giúp cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa tự nhiên, phục hồi mô và ngăn lắng đọng urat...Tái khám sau hai tuần, hai người bệnh không còn đau, sức khỏe tốt, chỉ số axit uric trong máu giảm nhiều. Tuy nhiên, họ cần tiếp tục được kiểm tra định kỳ mỗi 3-6 tháng để kiểm soát bệnh.

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout, bác sĩ Thư khuyến cáo người trẻ chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế sử dụng bia rượu, thịt đỏ, thịt nướng. Cần đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở xương khớp để kịp thời điều trị.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>