logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Hồi sinh tim phổi đúng cách

Hồi sinh tim phổi đúng cách

Hồi sinh tim phổi đúng cách
Khi phát hiện người gặp nạn, gọi cấp cứu ngay và đặt nạn nhân nằm ngửa, ép tim lồng ngực song lưu ý về vị trí, tốc độ cũng như cường độ ép.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết hồi sinh tim phổi cơ bản là bước đầu tiên trong cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, cần được thực hiện ngay lập tức. Việc này nhằm duy trì tuần hoàn và oxy cho não cũng như các cơ quan khác, cho đến khi đội cấp cứu ngoại viện đến dùng các biện pháp hồi sức tim phổi nâng cao hoặc can thiệp khác.

Để hỗ trợ cấp cứu cho người gặp nạn, cần tuân thủ theo các bước: Đánh giá hiện trường - Đánh giá ban đầu - Gọi trợ giúp - Thực hiện sơ cứu và vận chuyển.

Đầu tiên cần đảm bảo hiện trường an toàn cho bản thân để tiến hành cấp cứu cho nạn nhân, ví dụ quan sát nhanh tìm các yếu tố có thể nguy hiểm như cháy nổ, nguồn điện, khí độc...

Đánh giá sự thức tỉnh của nạn nhân bằng cách kích thích và hỏi to xem liệu nạn nhân có ổn không. Nhìn vào lồng ngực và toàn thân để xem nạn nhân có cử động hoặc thở bình thường không.

"Đây là những bước đầu tiên sau khi tiếp cận cấp cứu cho người không may gặp nạn", bác sĩ Hùng nói.Sau khi đảm bảo an toàn, cần chú ý 3 trường hợp: Nạn nhân vẫn còn ý thức; nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và bắt được mạch; nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở và mạch đã mất.

Đối với nạn nhân vẫn còn ý thức, tỉnh táo: Cần đưa về tư thế khiến người bị nạn cảm thấy dễ chịu nhất để hồi phục.

Đối với nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và mạch: Cần đưa về tư thế nằm nghiêng an toàn nếu như không có chấn thương về cột sống, nhằm bảo vệ nhịp thở.

Đối với nạn nhân đã bất tỉnh, ngừng thở, mạch mất: Cần nắm rõ, thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản.

Đầu tiên cần gọi cấp cứu và đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, để nạn nhân nằm ngửa. Khi ép tim cần lưu ý về vị trí, tốc độ cũng như cường độ ép. Tần số là 100-120 lần/phút, lực ép mạnh để lồng ngực lún xuống 5 cm. Vị trí ép đúng là nửa dưới xương ức hoặc giữa hai núm vú. Tư thế người ép là chân quỳ, trục cánh tay vuông góc với thân mình người bệnh. Cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt.

Bác sĩ Hùng cũng lưu ý khi sơ cấp cứu cần chú ý kiểm soát đường thở của người bệnh. Cụ thể là tìm hiểu xem người bệnh có bị mắc dị vật, răng giả hay đờm dãi... hay không. Nếu có, cần làm thông thoáng đường thở cho người bệnh.

Ngoài ra, song song với việc sơ cấp cứu là gọi cấp cứu 115, bằng cách hô to yêu cầu mọi người xung quanh giúp đỡ. Nếu chỉ có một mình, bạn bật chế độ loa ngoài trên điện thoại để trao đổi thông tin và được nhân viên trực cấp cứu hướng dẫn liên tục trong khi vẫn đang hỗ trợ nạn nhân.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>