logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Đột quỵ hai lần do 'ngó lơ' huyết áp

Đột quỵ hai lần do 'ngó lơ' huyết áp

Đột quỵ hai lần do 'ngó lơ' huyết áp
Hà NộiTăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ, song người đàn ông 31 tuổi chủ quan không kiểm soát tốt, phải nhập viện lần 2, nguy cơ tử vong cao.

Hôm 13/12, BSCKII. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người đàn ông được chuyển đến khi hôn mê, đặt ống nội khí quản và huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. Chỉ số huyết áp không giảm ngay cả khi đã được sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch.

Bệnh nhân đã có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp 4 năm trước. Khi điều trị ổn định, anh được cho về nhà dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp. Sau một thời gian, bệnh nhân thấy huyết áp bình thường, chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc. Người đàn ông còn có tiền sử sử dụng thuốc lá, bia, rượu.

Ông Dũng nói khó có thể làm phẫu thuật do người bệnh đã chảy máu cả 2 bên não và hôn mê sâu, được chỉ định tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa. Hiện anh liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng.

Chảy máu não thường đột ngột, diễn biến nhanh. Tăng huyết áp là căn nguyên chiếm tới 80 - 85% số ca chảy máu não, còn 15 - 20% do vỡ dị dạng mạch máu, u não, viêm mạch... Khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ, phần não liên quan không thể hoạt động được dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ có 2 dạng cơ bản là nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%), với các mức độ khác nhau, từ rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay). Xuất huyết não xuất hiện ít hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn và các bệnh nhân còn sống sót bị sa sút trí tuệ cũng như di chứng tàn phế rất nặng nề.

Tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm khoảng 10-15%, dưới 50 tuổi là 15 - 20% trên tổng số các ca bệnh. Trên thế giới cứ 100.000 người dưới 50 tuổi thì có 15 người bị chảy máu não ít nhất một lần.
Khi có dấu hiệu của đột quỵ - FAST, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn về cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo bất kể ai, kể cả người trẻ cũng nên tầm soát đột quỵ não do tỷ lệ đột quỵ ở nhóm này đang gia tăng. Người trẻ thường chủ quan, ít khi theo dõi chỉ số huyết áp, ít tập luyện, chế độ ăn uống thừa cân, béo phì và không đi khám sức khỏe định kỳ. Đến khi có bệnh, hoặc đột quỵ nhập viện mới "ngã ngửa" bản thân mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bác sĩ Dũng nói.

Nếu đã phát hiện tăng huyết áp, cần duy trì thuốc thường xuyên, suốt đời, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị, khám định kỳ để điều chỉnh thuốc và phát hiện sớm các biến chứng. Những bệnh nền này nếu không được phát hiện sớm, khám và điều trị đúng, đến lúc bùng phát, kết hợp với các yếu tố khác sẽ dẫn tới đột quỵ, nguy cơ biến chứng, di chứng nặng nề.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>