logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Cách tập luyện giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

Cách tập luyện giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

Cách tập luyện giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Thường xuyên hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn và bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

Vai trò của việc tập luyện thể dục với người tinh trùng yếu

Tăng cường sức bền, cải thiện nồng độ testosterone

Người có tinh trùng yếu tập thể dục ba đến bốn lần một tuần có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tình dục, tạo sự linh hoạt và sức bền của nam giới. Bên cạnh đó, tập thể dục dẫn đến sự biến động testosterone, hormone quan trọng để nam giới duy trì sức khỏe tình dục.

Tác động tích cực đến số lượng, khả năng vận động của tinh trùng

Mặc dù hoạt động thể chất cường độ cao có thể làm giảm chất lượng tinh dịch, cũng như số lượng tinh trùng và hình thái tinh trùng bình thường. Nhưng ở những người tập thể dục một cách vừa phải lại có tác động tích cực đến số lượng, nồng độ, khả năng vận động của tinh trùng, cũng như giảm sự phân mảnh DNA của tinh trùng.

Hỗ trợ bảo vệ tinh trùng

Thường xuyên hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ tinh trùng.

Tăng tuổi sinh sản của nam giới

Các bài tập tăng cường sức mạnh của đáy chậu, thắt lưng và vùng bụng giúp cải thiện lưu lượng máu, cung cấp oxy cho vùng chậu. Đồng thời tăng cường sức khỏe của tuyến sinh sản, duy trì số lượng tinh trùng và tăng tuổi sinh sản của nam giới.

Những bài tập tốt cho người có tinh trùng yếu

Tập tạ

Nam giới tinh trùng yếu có thể rèn luyện sức mạnh bằng cách thực hiện bài tập tạ trong khả năng của mình để xây dựng khối lượng cơ bắp và tăng cường sức chịu đựng.
Bài tập tạ tác động lên các nhóm cơ lớn, cơ tứ đầu, gân khoeo và cơ mông nên sẽ đặc biệt hữu ích cho việc tăng mức độ testosterone. Tuy nhiên, nên tập tạ vừa phải, tốt nhất là nên tập với sự hướng dẫn của huấn luyện viên trong 3-4 ngày/tuần.

Tập plank

Plank là bài tập hỗ trợ tinh trùng yếu mà nam giới không nên bỏ qua. Động tác của plank chủ yếu tác động vào phần cơ bụng, giúp rèn luyện cơ bụng dưới, đồng thời kiểm soát thời gian xuất tinh một cách hiệu quả.

Chơi các môn thể thao đồng đội

Những môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... cũng được xem là bài tập tốt cho nam giới có tinh trùng yếu, giúp tăng mức sản xuất testosterone trong cơ thể.

Cần lưu ý khi chơi các môn thể thao có nguy cơ bóng trúng vào "vùng cấm địa" như bóng chày, khúc côn cầu, bóng đá... Hãy đảm bảo mặc đồ bảo vệ đúng cách bởi bóng trúng vào vị trí bên dưới thắt lưng.

Cardio

Các bài tập cardio không những giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu mà còn giúp tăng cường thể chất và thúc đẩy tinh thần lạc quan cho người có tinh trùng yếu. Hơn nữa, đây cũng là một trong những bài tập tăng cường sinh lý nam giới, giúp tăng cường khả năng cương cứng, giảm thiểu độc tố trong tinh hoàn, giúp cải thiện số lượng tinh trùng.

Có thể lựa chọn thực hiện những bài tập cardio như nhảy tại chỗ, đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, nhảy hiện đại, aerobic...

Tập dưỡng sinh

Các động tác dưỡng sinh giúp duy trì mức độ linh hoạt trong cơ thể. Đồng thời giúp nam giới tăng cường sức khỏe tinh thần, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường cơ bắp, nâng cao hệ miễn dịch, hiệu quả làm việc.

Bên cạnh đó, các thao tác xoa bóp bấm huyệt tác động vào các vùng cùng cụt, bụng dưới, xương mu, vùng đùi, dương vật, tinh hoàn và các huyệt mệnh môn, quan nguyên, khí hải, thận du... có tác dụng làm mạnh hông, khỏe cơ đáy chậu nâng cao đề kháng cũng như sức khỏe tình dục nam giới. Theo y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt có tác dụng bồi bổ hỏa khí, ích thận, cường tinh, thúc đẩy khí huyết lưu thông.

Những lưu ý khi tập luyện

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá khả năng gắng sức hoặc cho ý kiến về môn tập phù hợp trước khi bắt đầu việc tập luyện thể dục.

Không nên tập luyện khi cảm thấy không khỏe, rối loạn nhịp nguy hiểm hoặc đang trong tình trạng suy tim cấp. Trước mỗi buổi tập cần khởi động kỹ, bắt đầu tập với cường độ vừa phải, sau đó tăng tốc và giảm dần trước khi kết thúc để tim thích nghi dần.

Nên bắt đầu thật chậm và tăng dần thời gian và cường độ vận động nếu thấy đủ sức. Mức vận động cần đạt ít nhất 30 phút/ngày (có thể chia thành nhiều lần), trên 5 lần/tuần.

Tập vào thời điểm nhất định trong ngày để tạo thói quen.

Mặc quần áo thoáng mát, mang giày nhẹ có dây buộc hoặc giày vải. Cần làm ấm cơ thể bằng các bài tập co duỗi cơ trước khi vận động.

Chọn những bài tập ưa thích, có thể thay đổi bài tập trong tuần để đỡ nhàm chán.

Những điều cần tránh

Cần tránh những hoạt động gây các triệu chứng khó thở; choáng váng, chóng mặt; đau ngực; buồn nôn; vã mồ hôi lạnh... Nếu có những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay.

Không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn.

Tránh tập luyện trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh hoặc khi cảm thấy không được khỏe.

Hạn chế dùng xe đạp do ghế xe đạp có thể gây cản trở cho bộ phận sinh dục khi tập luyện quá lâu. Nếu muốn tham gia đạp xe, nên thực hiện các bước bảo vệ để giữ cho bộ phận sinh dục an toàn.

Tránh tập luyện quá mức vì sẽ tác động tiêu cực đến hormone và khả năng sinh sản của nam giới. Các bài tập thể hỗ trợ nam giới tinh trùng yếu chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nếu tập trong chừng mực.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>