Bụi phổi
Bụi phổi là tình trạng bụi bẩn như amiăng, bụi than, silic... tích tụ trong phổi do hít phải trong nhiều năm và tiến triển thành bệnh.
Phân loại
Bụi phổi amiăng.
Bụi phổi silic.
Bụi phổi công nhân than (phổi đen).
Triệu chứng
Ho kéo dài.
Ho ra một lượng lớn chất nhầy.
Cảm thấy khó thở.
Tức ngực.
Khạc đờm đen.
Mệt mỏi.
Sưng chân.
Giảm cân.
Nguyên nhân
Người bệnh tiếp xúc với những vật liệu có khả năng tán thành những hạt rất nhỏ và xâm nhập vào phổi.
Làm việc trong môi trường có amiăng, bụi than, silic, bụi kim loại.
Nghiện thuốc lá.
Biến chứng
Viêm phế quản mạn tính.
Suy hô hấp.
Ung thư phổi.
Nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi.
Bệnh lao phổi.
Ung thư phổi.
Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.
Chẩn đoán.
Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi.
Kiểm tra thể chất.
Chụp X-quang ngực nhằm phát hiện các nốt phổi, khối u trong phổi và bệnh mô kẽ, tuy nhiên các nốt tổn thương nằm sâu hoặc ở vị trí khó quan sát rất dễ bị bỏ sót.
Chụp CT có thể quan sát được các nốt tổn thương nhỏ hơn 5 mm và đánh giá được toàn bộ vùng nhu mô phổi, xương sườn, xương ức, trung thất, mạch máu.
Sinh thiết bằng phẫu thuật nhằm lấy mô phổi để thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác.
Đo chức năng hô hấp.
Điều trị
Hiện, bệnh bụi phổi chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển bằng cách sử dụng thuốc giảm viêm, rửa phế nang toàn bộ hai phổi, thuốc giảm quá trình xơ hóa phổi, thở oxy.
Một số người bệnh có triệu chứng khó thở có thể cân nhắc đến liệu pháp oxy hoặc thở máy.
Người bệnh không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ.
Phòng ngừa
Kiểm tra môi trường lao động.
Đeo mặt nạ hoặc khẩu trang.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát các bệnh phổi.
Rửa tay, vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi làm việc và trước khi ăn uống.
Chế độ ăn uống cần khoa học.
Ngưng sử dụng thuốc lá.
Tránh tiếp xúc với bụi.