Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Ban Tại Hà Nội Free Ship Toàn Quốc
Địa chỉ: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0363857742
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Lê Thị Thúy Hằng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.
Định nghĩa
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản, có khi lên tận miệng mà người bình thường không có.
Nếu sự trào ngược không lên đến miệng thì người bệnh dễ bỏ qua không nhận thấy, chỉ đến khi có hậu quả viêm hoặc loét thực quản mới biết.
Triệu chứng
- Đau kiểu nóng bỏng sau xương ức.
- Ợ chua.
- Ợ nóng.
- Nuốt khó (cảm giác nghẹn).
Nguyên nhân
- Suy cơ thắt dưới thực quản (do uống một số thuốc, các chất cafein, rượu, thuốc lá, chocolate hay thức ăn nhiều mỡ).
- Thoát vị hoành.
- Các nguyên nhân tại dạ dày (viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị).
- Áp lực ổ bụng tăng đột ngột khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức.
- Nguyên nhân khác (stress, thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán, béo phì, bệnh lý bẩm sinh cơ thắt thực quản dưới yếu, chấn thương tai nạn)...
Một số bệnh lý dễ nhầm với trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm dạ dày.
- Viêm thực quản nhiễm trùng.
- Viêm thực quản do nang thuốc.
- Cơn đau thắt ngực không giải thích được.
- Khó tiêu chức năng.
Điều trị
- Điều chỉnh thói quen ăn uống.
* Mỗi bữa ăn không nên ăn quá nhiều, nên ăn làm nhiều bữa, 4-5 bữa một ngày, mỗi bữa ăn ít.
* Không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô.
* Sau khi ăn không nên nằm nhiều, ngồi ở thế gập ra phía trước, nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao.
* Bỏ hẳn một số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng như chocolate, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi, các đồ uống có hơi.
* Ăn chậm, nhai nát, kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày.
- Dùng thuốc.
- Châm cứu và các phương pháp khác như cấy chỉ, nhĩ châm, thủy châm phối hợp cùng thuốc thang làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Nhiệt trị liệu như cứu ấm, chiếu đèn hồng ngoại hay chườm túi thuốc thảo dược giúp ôn ấm vùng bụng.
- Xoa bóp bấm huyệt: xoa trung tiêu kết hợp với day ấn huyệt từ xa và tại chỗ, kết hợp thở 4 thời có kê mông giơ chân giúp kích thích tiêu hóa, giảm trào ngược.
- Phẫu thuật.
Phòng ngừa
- Hạn chế táo bón.
- Không thắt chặt dây lưng.
- Tập thể dục.
- Giảm cân.
- Không sử dụng thuốc lá và các thức uống có cồn.
- Tránh ăn thức ăn béo, chocolate, cà phê, nước chanh, tránh gập người ra trước sau khi ăn, tránh đi nằm sớm hơn 3 giờ sau khi ăn, đêm ngủ nằm đầu cao, tránh nịt bụng quá chặt.
- Tránh các thuốc có thể tăng trào ngược: ngừa thai, chống co thắt, an thần, theophylline, ức chế beta và ức chế kênh canxi, nitrates.