logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Bệnh hen có di truyền?

Bệnh hen có di truyền?

Bệnh hen có di truyền?
Bệnh hen có yếu tố gia đình, người thuộc cơ địa dị ứng đường hô hấp, thực phẩm và thuốc dễ mắc bệnh hen.

Hen phế quản (bệnh hen) đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở. Bệnh gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, tức ngực, khó thở tái phát. Biểu hiện hen suyễn tương tự cảm cúm kéo dài, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phùng Thị Thơm, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhiều người lo lắng bệnh hen di truyền từ bố mẹ sang con. Thực tế, không phải tất cả các con sinh ra bởi bố hoặc mẹ mắc bệnh hen phế quản đều bị bệnh. Gia đình có người mắc hen là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, phân biệt với di truyền.

Di truyền được hiểu là truyền lại các tính trạng của F1 (bố mẹ) cho đời F2 (con cái). Ở bệnh hen, nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn ở trẻ có cha hoặc mẹ bị bệnh khoảng 25%, nếu cha và mẹ đều mắc bệnh khoảng 50%.

Người mắc bệnh hen thường có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, chàm, mề đay, dị ứng thời tiết... Nếu bố, mẹ hoặc cả hai cùng có cơ địa dị ứng, nguy cơ hen suyễn cũng tăng lên.

Nhiều yếu tố môi trường còn ảnh hưởng đến bệnh hen phế quản. Các nhóm yếu tố dễ gây kích ứng bao gồm dị nguyên đường hô hấp, dị nguyên thực phẩm và thuốc. Trong đó dị nguyên đường hô hấp thường từ bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm hoặc bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn... Các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò ), trứng, thịt gà, lạc là những thực phẩm dễ gây kích ứng.
Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn, như aspirin, penicillin. Bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Triệu chứng của bệnh hen thường thay đổi theo mùa, xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và sáng sớm. Đây là những thời điểm cần lưu ý để phát hiện bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ.

Với người lớn và các trẻ lớn, bác sĩ đo hô hấp ký, X-quang hoặc xét nghiệm tùy trường hợp để kiểm tra chẩn đoán bệnh hen. Đo hô hấp ký thực hiện khá đơn giản, người bệnh được hướng dẫn ngồi đúng tư thế và bịt mũi, sau đó thổi vào ống đo chuyên dụng để theo dõi chức năng hô hấp. Kỹ thuật viên xịt thuốc giãn phế quản và tiếp tục lặp lại quy trình nói trên cho người bệnh. Tuy nhiên, đo hô hấp ký khó thực hiện ở trẻ nhỏ vì trẻ có thể chưa hiểu hết các yêu cầu để thực hiện chính xác, khó hợp tác, dễ khó chịu khi bị bịt mũi.

Khi phát hiện bệnh, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa các cơn hen cấp tính.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>