logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Bệnh giang mai

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai
Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.

Giang mai ủ bệnh trong một thời gian dài trước khi gây ra các triệu chứng cụ thể, khiến người bệnh không hề biết bị mắc bệnh và vẫn quan hệ lây truyền cho bạn tình.

Nguyên nhân

Giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trên cơ thể. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt trên da hoặc qua dịch nhầy, đặc biệt trong quá trình hoạt động tình dục.

Ngoài ra, một số hình thức lây nhiễm khác như dùng chung kim tiêm với người bệnh, di truyền từ mẹ sang con. Giang mai không thể lây lan qua dùng chung quần áo hoặc dụng cụ ăn uống, tắm chung hồ bơi, bồn tắm nước nóng...

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn nếu một người:

Quan hệ tình dục không an toàn.
Quan hệ nhiều bạn tình.
Bị nhiễm HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS.
Dương tính với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, chlamydia hoặc herpes.
Quan hệ tình dục đồng giới nam.
Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu của giang mai thường xuất hiện dưới dạng một vết loét nhỏ gọi là săng. Nó thường cứng, tròn và không đau, chủ yếu xuất hiện ở dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng, môi hoặc miệng.

Một thời gian sau, các triệu chứng có thể xuất hiện như:

Phát ban.
Vết loét giống như mụn cóc.
Sốt.
Hạch bạch huyết bị sưng.
Đau họng.
Nhức đầu.
Rụng tóc từng mảng.
Giảm cân.
Đau cơ.
Mệt mỏi (mệt mỏi).
Phát ban ở lòng bàn tay, chân.
Giai đoạn tiến triển

Có 4 giai đoạn của bệnh giang mai:

Giai đoạn sớm hoặc nguyên phát

Vì không gây đau nên đôi khi các nốt săng dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt hoặc không thể quan sát thấy bên trong âm đạo, trực tràng. Săng có thể tự lành trong vòng 3-6 tuần sau khi nhiễm bệnh. Điều quan trọng cần phát hiện sớm bởi nếu không được điều trị, bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn.

Giai đoạn thứ phát

Giai đoạn này bắt đầu bằng phát ban ở ngực, dạ dày, xương chậu hoặc lưng sau đó lan lên tay và chân. Tuy có thể trông giống như phát ban do các bệnh khác gây ra nhưng phát ban giang mai thường không ngứa. Các vết phát ban thường có màu từ đỏ đến nâu đỏ hoặc. Tương tự như giai đoạn một, các triệu chứng giang mai giai đoạn hai sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị nhưng có khả năng chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Giai đoạn tiềm ẩn

Giang mai thứ phát không được điều trị sẽ chuyển từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm, không có triệu chứng. Ở một số người, các triệu chứng sẽ hết hoàn toàn nhưng với số khác, nếu không được chữa trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn tiến triển này, giang mai có thể gây tổn thương đến tim, não, mạch máu, gan, xương, khớp và dây thần kinh. Người bệnh có thể bị liệt, mù, điếc hoặc mắc chứng mất trí nhớ, bất lực, thậm chí có thể tử vong.

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm nhanh tại phòng khám hoặc bệnh viện có thể chẩn đoán bệnh giang mai.

Xét nghiệm dịch não tủy: Thường chỉ định trong trường hợp mắc bệnh giang mai thần kinh.

Kính hiển vi trường tối: Vi khuẩn giang mai có thể nhìn thấy qua kính hiển vi trong chất lỏng lấy từ vết loét da hoặc hạch bạch huyết.

Biến chứng

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng trên toàn cơ thể:

Những vết sưng nhỏ: Thường được gọi là gummas, có thể phát triển trên da, xương hoặc các cơ quan. Chúng phá hủy các mô xung quanh.

Vấn đề về hệ thần kinh: Bệnh giang mai có nguy cơ gây ra các vấn đề như đau đầu, đột quỵ, tổn thương não, tê liệt, các vấn đề về bàng quang hoặc khó cương cứng.

Vấn đề về tim mạch: Bệnh có thể làm hỏng van tim hoặc gây viêm, phình động mạch.

HIV: Giang mai làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Vấn đề mang thai và sinh nở. Phụ nữ mang thai mắc giang mai có thể truyền bệnh cho thai nhi. Tình trạng này gọi là giang mai bẩm sinh, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, thai phụ nên xét nghiệm bệnh giang mai ít nhất một lần trong thai kỳ, tốt nhất là trong lần khám thai đầu tiên.

Điều trị

Bệnh có thể chữa được bằng cách chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Nếu phát hiện quá muộn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tim và não, dù tình trạng nhiễm trùng đã hết.

Thuốc: Giang mai là do nhiễm vi khuẩn nên thường được điều trị bằng kháng sinh, điển hình là penicillin. Trường hợp bị dị ứng với penicillin có thể dùng một loại kháng sinh khác thay thế, chẳng hạn như doxycycline hoặc ceftriaxone.

Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết nhiễm trùng: Thông báo cho vợ, chồng hoặc bạn tình biết để họ xét nghiệm và điều trị nếu cần.

Phòng ngừa

Cách duy nhất để tránh bệnh giang mai hoàn toàn quan hệ tình dục an toàn. Tránh nhiều bạn tình, dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su, tránh qua đường hậu môn, miệng hoặc âm đạo. Không tiếp xúc thân mật với người đã bị nhiễm bệnh.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>