logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Ba lý do nên đọc sách trước khi ngủ

Ba lý do nên đọc sách trước khi ngủ

Ba lý do nên đọc sách trước khi ngủ
Thư giãn bằng một cuốn sách hay trước khi chìm vào giấc ngủ có thể tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Đọc sách giúp ngủ nhanh hơn

Người trưởng thành cần trung bình 10-20 phút để đi vào giấc ngủ. Một số người dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhưng nhiều người khác cần thêm sự trợ giúp. Đọc sách là một cách tuyệt vời để thúc đẩy cơn buồn ngủ.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, 42% số người đọc trước khi đi ngủ cảm thấy giấc ngủ được cải thiện, trong khi chỉ có 28% ở nhóm không đọc nhận được lợi ích tương tự.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc đọc trên các thiết bị đọc sách điện tử phát sáng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên chọn một cuốn sách thông thường. Nghiên cứu cho thấy, kể cả khi sử dụng thiết bị đọc sách điện tử, chẳng hạn như Kindle hoặc Nook, vào buổi tối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, nhịp sinh học và sự tỉnh táo của bạn vào sáng hôm sau. Điều này là do máy đọc sách điện tử và các thiết bị điện tử khác phát ra ánh sáng xanh, ngăn chặn sự tiết melatonin, một loại hormone chính gây buồn ngủ, tiết ra vào buổi tối khi cơ thể bạn chuẩn bị nghỉ ngơi. Ánh sáng xanh xuất hiện tự nhiên trong ánh sáng ban ngày, về cơ bản báo hiệu cho cơ thể rằng bạn nên thức dậy.

Katherine Hall, tiến sĩ, nhà tâm lý học về giấc ngủ cho rằng đọc sách dưới ánh sáng xanh kéo dài thời gian tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Do đó, đọc một cuốn sách bình thường với đèn ngủ hoặc ánh sáng vừa phải là cách tốt nhất để thúc đẩy cơn buồn ngủ.

Ngoài ra, dù thư giãn với một cuốn sách là một trong những hoạt động tốt nhất trước khi đi ngủ mà bạn nên làm nhưng hãy nhớ đừng đọc quá lâu. Một cuộc khảo sát trên 2.003 người trưởng thành của Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ cho thấy 66% người trưởng thành cho biết họ bị mất ngủ khi đọc sách vào đêm khuya
Giảm căng thẳng

Một nghiên cứu của Đại học Sussex cho thấy đọc sách có tác động giảm căng thẳng lớn hơn các phương pháp thư giãn phổ biến khác như nghe nhạc hoặc uống một tách trà nóng.

Bác sĩ Sony Sherpa, Mỹ, cho biết đọc sách là một hình thức thư giãn tuyệt vời giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ căng thẳng. Nếu bạn từng khó ngủ do lo lắng, suy nghĩ dồn dập thì việc mở một cuốn sách ra đọc có thể thay đổi trạng thái tinh thần của bạn đáng kể.

Cô giải thích, khi đọc một cuốn sách hay, chúng ta có thể giúp tâm trí mình thoát khỏi những tác nhân gây căng thẳng, làm giảm cortisol, hormone gây căng thẳng, đồng thời làm tăng mức độ dopamine và serotonin - hai chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu liên quan đến chu kỳ đánh thức giấc ngủ.

Tăng cường chức năng nhận thức

Đọc không chỉ là một hoạt động thú vị, đồng thời còn là bài tập trí não tuyệt vời với tác dụng tương tự như giải câu đố hoặc ô chữ. Nó giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng nhận thức tổng thể, giữ cho đầu óc bạn minh mẫn và nhanh nhẹn. Các nghiên cứu cho thấy, việc đọc thường xuyên, bất cứ lúc nào trong ngày cũng có lợi.

Theo tiến sĩ Sherpa, việc đọc giúp củng cố các đường dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ sức khỏe tinh thần bằng cách giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng sáng tạo.

Đọc sách có thể rèn luyện đồng thời các phần khác nhau của não, chẳng hạn như thị giác, thính giác và cảm xúc, buộc các phần này phối hợp với nhau để tạo ra hình ảnh về những gì đang được đọc, cảm nhận những cảm xúc liên quan đến một số cảnh hoặc nhân vật. Quá trình này giúp củng cố các kết nối thần kinh giữa các vùng não khác nhau, để khi bạn cần truy cập vào thông tin đó, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại hơn.

Thùy Linh (Theo Real Simple)

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>