logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Ăn sáng bằng ngũ cốc, bánh ngọt có tốt cho sức khỏe?

Ăn sáng bằng ngũ cốc, bánh ngọt có tốt cho sức khỏe?

Ăn sáng bằng ngũ cốc, bánh ngọt có tốt cho sức khỏe?
Do bận rộn nên tôi thường ăn sáng nhanh bằng ngũ cốc, bánh ngọt, thi thoảng uống thêm nước trái cây đóng hộp. Xin hỏi chế độ ăn sáng này có tốt không? (Nga, 38 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Nhiều người cho rằng ăn sáng bằng ngũ cốc là lựa chọn bổ dưỡng cho trẻ em và người lớn. Các gói ngũ cốc thường được giới thiệu đến người tiêu dùng bằng các thông điệp như một nguồn dinh dưỡng tốt.

Thực tế, những loại ngũ cốc này đã được chế biến và chỉ chứa một lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt, còn lại là các chất phụ gia. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ ăn ngũ cốc vào bữa ăn sáng và những trẻ không ăn có cùng chức năng miễn dịch như nhau.

Ngũ cốc ăn sáng chứa hầu hết các loại ngũ cốc tinh chế (không phải nguyên chất) và đường. Trên thực tế, đường thường đứng đầu tiên hoặc thứ hai trong danh sách thành phần của ngũ cốc.

Ngay cả các loại ngũ cốc "bổ dưỡng", chẳng hạn như granola có chứa yến mạch nhưng cũng thường được nạp thêm đường. Lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các tình trạng sức khỏe mãn tính khác.

Ngoài ra, các loại bánh ngọt ăn sáng thường được làm từ bột tinh chế, dầu thực vật, trứng và đường. Thành phần lành mạnh duy nhất là trứng. Các loại bánh này chứa nhiều nhiều carbs tinh chế và ít chất xơ, có thể khiến đường trong máu tăng rất nhanh, dẫn đến cơ thể mau đói, khiến chúng ta ăn nhiều hơn, gây nguy cơ tăng cân.

Bên cạnh đó, một số nước ép trái cây đóng hộp cũng chứa ít nước trái cây nguyên chất và được làm ngọt bằng đường hoặc siro ngô (có hàm lượng đường cao). Nồng độ đường cao làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2 và các bệnh khác.

Ngay cả nước ép trái cây 100% cũng chứa rất nhiều đường. Uống một lượng lớn nước ép trái cây có thể làm tăng cân nặng và tác động đến sức khỏe của bạn như tiêu thụ đồ uống có đường. Cụ thể, uống nước ép trái cây khiến lượng đường trong máu tăng rất nhanh vì không có chất béo hoặc chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ. Sự tăng đột biến của insulin và giảm lượng đường trong máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, run rẩy và đói.

Một số người cũng có thói quen uống một vài cốc cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm giảm tác dụng tăng năng lượng của cà phê.

Lý do là ngay sau khi thức dậy, nồng độ hormone cortisol trong cơ thể sẽ đạt mức cao nhất. Hormone này giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, đồng thời chúng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và điều hòa huyết áp. Nồng độ hormone cortisol có thể thay đổi theo chu kỳ thức - ngủ của bạn. Theo đó, chúng sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 30-45 phút sau khi thức dậy và giảm dần trong ngày.

Do đó, thời điểm uống cà phê tốt nhất là khoảng giữa buổi sáng tới gần trưa, khi nồng độ cortisol trong cơ thể giảm dần. Nếu thức dậy vào lúc 6h30, bạn có thể uống cà phê trong khoảng 9h30-11h30 để tăng năng lượng, cải thiện khả năng tập trung.

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn

Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>