logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»8 món người bệnh tim mạch hạn chế ăn uống

8 món người bệnh tim mạch hạn chế ăn uống

8 món người bệnh tim mạch hạn chế ăn uống
Ăn nhiều thịt nướng, khoai chiên, mắm, bơ động vật, kem, nước ngọt, uống rượu bia khiến bệnh tim mạch dễ tăng nặng, biến chứng.

Bệnh tim mạch là nhóm các rối loạn khác nhau xảy ra ở tim, hệ thống mạch máu, phổ biến như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh van tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim.

ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh. Người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, cồn. Bởi chúng dễ làm tăng huyết áp, đường huyết, nhịp tim, nồng độ mỡ máu, khiến bệnh tim mạch tăng nặng hoặc biến chứng. Sử dụng chất béo nguồn gốc thực vật thay cho chất béo động vật, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ sữa không đường tách béo, trứng, các loại cá hoặc thịt trắng bỏ da.

Thịt nướng thường chứa các hợp chất amin thơm dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) có thể gây đột biến DNA, tăng nguy cơ ung thư, thúc đẩy bệnh tim mạch nặng hơn. Trong quá trình nướng, các axit amin, đường hoặc creatine có trong thịt tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngọn lửa tạo thành HCA. Mỡ và nước từ thịt rơi trực tiếp trên bề mặt than nóng hoặc lửa, gây cháy, hình thành khói chứa PAHs bám vào thịt.

Khoai chiên có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans fat). Ăn khoai chiên quá nhiều làm tăng cân quá mức hoặc thúc đẩy hình thành mảng bám trong động mạch, có thể dẫn đến nguy cơ hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, huyết áp cao, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Khô và mắm nhiều muối, có thể dẫn đến huyết áp cao và thúc đẩy bệnh tim mạch tăng nặng hoặc biến chứng. Một số loại khô và mắm còn chứa chất bảo quản nitrat. Hợp chất này khi tiếp xúc với nhiệt độ cao biến thành nitrosamine, có khả ức chế các enzyme chống oxy hóa như superoxide futase và glutathione peroxidase, tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Bơ động vật có 4 loại axit béo bão hòa gồm axit lauric, axit myristic, axit palmitic và axit stearic. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, cao huyết áp. Người bệnh tim mạch nên thay thế chất béo bão hòa bằng lượng calo tương đương các chất béo không bão hòa đa (PUFA), ngũ cốc nguyên hạt hoặc protein thực vật.

Thực phẩm đóng hộp nhiều muối và chất bảo quản như sodium, natri clorua, natri glutamate, natri phosphate, nitrat. Người bệnh tim mạch thường xuyên ăn thực phẩm đóng hộp khiến chất lỏng tích tụ quá mức trong máu, dẫn đến huyết áp cao, khiến tim làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy tim.

Kem thường chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Người thường xuyên ăn kem quá hai lần mỗi tuần có thể tăng 12% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hấp thụ quá nhiều đường và chất béo bão hòa còn thúc đẩy các phản ứng viêm và hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu hoặc tăng cân quá mức, khiến bệnh tim mạch nặng hơn hoặc biến chứng nguy hiểm.

Nước ngọt chứa nhiều đường fructose và glucose. Cơ thể hấp thụ quá nhiều đường fructose làm thay đổi sự phân bố lipoprotein trong máu, thúc đẩy nồng độ cholesterol xấu trong máu (LDL) cao hơn, gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Người bệnh tim mạch ăn nhiều đường glucose có nguy cơ tăng huyết áp khó kiểm soát, trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch hoặc biến chứng suy tim.

Rượu, bia chứa cồn, làm tăng huyết áp, giãn các mô cơ tim, khiến chúng hoạt động yếu đi. Mỗi ngày tiêu thụ 14-28 g cồn từ rượu bia có nguy cơ làm tim to dần theo thời gian, giống như bị kéo căng ra quá mức. Lâu ngày dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết người bệnh tim mạch nên tái khám định kỳ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu hoặc phấn khích quá mức. Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân hoặc béo phì khiến bệnh nặng hơn. Bổ sung các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) góp phần giảm lượng cholesterol toàn phần, hạn chế nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tim mạch cần riêng biệt từng cá nhân. Người bệnh nên đi khám dinh dưỡng định kỳ, đo thành phần cơ thể bằng máy InBody 770, xét nghiệm vi chất bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC để xác định đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>