logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»6 câu hỏi về nguồn lây nhiễm bệnh dại

6 câu hỏi về nguồn lây nhiễm bệnh dại

6 câu hỏi về nguồn lây nhiễm bệnh dại
Chó nhỏ, mèo con có gây lây nhiễm dại, tiêm ngừa khi vết thương chảy máu đúng hay sai, cùng 4 câu hỏi khác về nguồn bệnh dại được bác sĩ giải đáp.

Theo bác sĩ Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, mùa hè thường ghi nhận nhiều ca bệnh dại. Lý do là trẻ được nghỉ học, tăng thời gian tiếp xúc với vật nuôi, trong khi đó người dân có thói quen thả rông vật nuôi như chó, mèo, dẫn tới nguy cơ mắc tăng cao. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa hiểu đúng về bệnh, dẫn tới chưa tham gia phòng chống dại.

Dưới đây là 6 câu hỏi về nguồn bệnh và vaccine được bác sĩ Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC giải đáp, đồng thời khuyến cáo người dân.

- Nguồn lây bệnh dại chỉ có trên chó, mèo trưởng thành?

Thống kê cho thấy 96% ca mắc ở Đông Nam Á từng bị chó cắn, tuy nhiên chó không phải nguồn lây bệnh dại duy nhất. Khỉ, dơi, chuột, ngựa, lừa, trâu bò và các động vật máu nóng đã được chứng minh là ổ chứa virus, song ít gây bệnh trên người.

Do đó, những người dân và người đi du lịch tại khu vực lưu hành nhiều loài động vật hoang dã, cần chủ động tiêm dự phòng ba mũi trước phơi nhiễm. Khi có vết thương, mọi người chỉ cần dùng thêm hai mũi và không cần dùng huyết thanh kháng dại.

Một số người cho rằng chó, mèo con không mang virus. Ngược lại, chó con và chó trưởng thành có nguy cơ mang virus tương đương nhau. Khi phát bệnh dại, tỷ lệ tử vong là gần 100%. Do đó, người dân vẫn cần tiêm phòng sau khi bị chó con, mèo con cắn, cào...
- Rùa cắn có gây bệnh dại?

Rùa là loài bò sát lưỡng cư, sống ở dưới nước và không mang virus dại. Tuy nhiên, con vật có thể chứa nhiều mầm bệnh khác gây bệnh trên người như nhiễm các vi khuẩn Salmonella, Campylobacteriosis, Leptospirosis, chứa giun Trichinellosis hoặc ngộ độc Botulinumsm.

Ngoài ra, những người nuôi rùa làm thú cưng, cần chú trọng khoảng cách, tránh bị rùa cắn. Rùa trưởng thành có khả năng cắn mạnh để tạo vết thương sâu, có thể cắn đứt chân hoặc tay người.

- Có khả năng mắc bệnh dại dù không bị động vật cắn không?

Virus dại có thể lây từ người sang người, song rất hiếm gặp. Y khoa từng ghi nhận trường hợp 8 người được ghép giác mạc và 3 người được ghép tạng bị nhiễm virus dại, do lấy tạng từ nguồn có chứa mầm bệnh. Trong số ít trường hợp, mầm bệnh lây nhiễm khi tiếp xúc với vết thương hở trên da, qua niêm mạc mắt, mũi, miệng.

Bên cạnh đó, mọi người có khả năng mắc bệnh thông qua thức ăn chế biến từ thịt chứa mầm bệnh và không được nấu chín. Do đó, người dân nên sử dụng thịt đảm bảo nguồn gốc và nấu chín để giết chết mầm bệnh.

- Cách nào nhận biết bệnh dại?

Thông thường, chó, mèo hoặc động vật mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng như thay đổi trong hành vi thông thường, dễ kích động, chán ăn, sủa khàn, gầm gừ, sùi bọt mép, sợ ánh sáng, trốn ở khu vực kín đáo, sủa vu vơ hoặc nặng hơn là bị liệt hàm, lưỡi hoặc chi.

Khi bị các động vật có triệu chứng nghi mắc cắn, mọi người cần xử trí vết thương đúng cách, gồm rửa với xà phòng dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong 10-15 phút, tiếp tục rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iốt, không cố gắng nặn máu. Sau đó, người dân đến cơ sở y tế gần nhất để đánh giá vết thương, xử trí, tiêm vaccine hoặc kháng huyết thanh kháng dại.
- Chỉ cần theo dõi con vật gây ra vết cắn trong 10 ngày và không cần điều trị?

Theo Bộ Y tế, trong số các ca tử vong do dại trong ba tháng đầu năm, 100% không tiêm vaccine, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định. Cơ quan này khảo sát lý do, kết quả có đến 43,8% người dân cho rằng bị chó cắn nhưng sức khỏe con vật bình thường, sẽ không cần chủng ngừa.

Tuy nhiên, con vật có thể đã nhiễm virus dại song chưa biểu hiện triệu chứng, mầm bệnh thông qua nước bọt, vết cắn, xâm nhập cơ thể. Vì vậy, dù vật nuôi chưa biểu hiện bệnh, người dân vẫn cần chủng ngừa dại càng sớm càng tốt để tạo kháng thể bảo vệ. Nếu đợi chó, mèo chết hoặc phát bệnh mới tiêm phòng, người dân có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh.

Ở những nước có tỷ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo như Việt Nam, người dân nên chủng ngừa kết hợp theo dõi tình hình sức khỏe con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật vẫn khỏe mạnh, có thể thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn. Tức là, mọi người tiêm vaccine trước để phòng bệnh, thay vì chờ đợi đến khi bị cắn mới tiêm chủng.

Nhiều người lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của mũi ngừa dại. Tuy nhiên, các vaccine thế hệ mới đã được kiểm định về chất lượng như hiệu lực, độc tính... nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Tiêm phòng có đau không? Làm cách nào để giảm tác dụng phụ nếu có?

Tương tự như các loại vaccine khác, người tiêm ngừa dại có thể gặp một số phản ứng như sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm, đau đầu, choáng, mệt mỏi, run rẩy, ù tai... Các phản ứng này có thể tự khỏi sau 1-2 ngày mà không cần can thiệp y tế.

Nếu vết tiêm sưng, đỏ, mọi người có thể chườm lạnh xung quanh để giúp giảm đau và sưng, lưu ý sử dụng khăn bọc nước đá sạch để chườm. Không xoa dầu, chườm nóng, đắp chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp lên vị trí tiêm vì có thể gây nhiễm trùng. Khi tắm, thay quần áo hoặc có một số hoạt động, mọi người tránh chạm vào vết tiêm.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: www.dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>