logo

 Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»6 bệnh lý có thể dẫn đến đau gót chân

6 bệnh lý có thể dẫn đến đau gót chân

Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo MẮt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội. Free Ship Toàn Quốc.

Địa chỉ: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 0363857742

 

6 bệnh lý có thể dẫn đến đau gót chân
Viêm cân gan bàn chân. viêm gân gót, viêm bao hoạt dịch, gai xương gót, bệnh thần kinh ngoại biên và hội chứng ống cổ chân có thể gây đau gót chân.

Gót chân là một bộ phận nhỏ nhưng chịu tải trọng lớn của toàn bộ cơ thể. Do đó gót chân có thể bị đau khi đứng quá lâu hoặc vận động nhiều. Ngoài ra, cơn đau còn có thể do va chạm hay chấn thương.

Nếu gót chân bị đau ngoài các nguyên nhân trên thì rất có thể do bệnh lý. Theo ThS.BS Phạm Thị Bình Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, những bệnh lý có thể dẫn đến đau gót chân, gồm:

Viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến triệu chứng đau gót chân, ước tính khoảng 10% dân số bị bệnh này.

Đây là tình trạng viêm dải mô dày, chạy dọc theo lòng bàn chân và nối xương gót chân với các ngón chân, thường gây đau nhói như dao đâm dưới gót chân, xuất hiện khi bước đi những bước đầu tiên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Khi đứng dậy và di chuyển, cơn đau có xu hướng giảm dần, nhưng có thể quay trở lại sau khi đứng lâu.

Bệnh thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải đi bộ hoặc đứng lâu như giáo viên, tiếp tân, công nhân, diễn viên múa ba lê...

Viêm gân Achilles (Viêm gân gót)

Viêm gân Achilles là một chấn thương do sử dụng quá mức gân gót. Đau liên quan đến viêm gân Achilles thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao. Gân gót bị căng khi đi, chạy, nhảy hoặc nhón chân lên.

Cấu trúc của gân gót yếu đi theo tuổi tác, điều này có thể khiến gân dễ bị chấn thương hơn, đặc biệt ở những người chỉ hoạt động thể thao vào cuối tuần hoặc đột ngột tăng cường độ tập luyện.

Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra tại các khớp thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại gây áp lực lên bao hoạt dịch xung quanh khớp. Các triệu chứng gồm đau, sưng, đỏ và đau hơn khi vận động.

Trong hầu hết trường hợp, đau do viêm bao hoạt dịch sẽ cải thiện trong vòng vài tuần nếu được điều trị thích hợp, nhưng tình trạng viêm dễ tái phát.

Gai xương gót

Gai gót chân là hiện tượng canxi tích tụ ở mặt dưới của xương gót chân, thường đi kèm tổn thương mô mềm. Tính chất đau có thể từng cơn hoặc mạn tính, đặc biệt là khi đi hoặc chạy bộ.

Nhiều người mô tả cơn đau do gai xương gót giống như bị dao hoặc ghim đâm vào gót chân khi mới đứng dậy vào buổi sáng. Sau đó cơn đau giảm dần, chuyển thành đau âm ỉ và cơn đau nhói quay trở lại sau khi đứng dậy hoặc ngồi lâu.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều dây thần kinh, tương ứng được gọi là bệnh đơn dây thần kinh hoặc bệnh nhiều dây thần kinh. Nếu các triệu chứng có tính chất đối xứng hai bên cơ thể, được gọi là bệnh đa dây thần kinh.

Triệu chứng bao gồm cảm giác tê, châm chích, nóng rát hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay. Ngoài ra, có thể teo cơ và yếu liệt chân. Bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lý này.

Hội chứng ống cổ chân

Đây là một hội chứng ít gặp hơn so với các bệnh lý khác.

Ống cổ chân là khoảng hẹp nằm sau mắt cá chân trong, được bao phủ bởi một dây chằng dày giúp bảo vệ các cấu trúc bên trong gồm mạch máu, gân cơ và dây thần kinh chày. Vì vậy, bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép lên dây thần kinh chày cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ chân.

Người bệnh có triệu chứng đau tê lan dọc theo đường đi của dây thần kinh chày từ sau mắt cá trong xuống bàn chân, có thể lan xuống gót chân.

Theo bác sĩ Minh, để phòng tránh đau gót chân, nên chọn giày dép phù hợp kích thước chân và hoạt động, hạn chế đi giày cao gót. Chọn giày có đệm cho gót chân và phần đỡ vòm chắc chắn khi tập thể dục. Không đi dép ngắn hơn chiều dài chân. Tránh các hoạt động gây căng cơ quá mức. Bạn nên dành thời gian giãn cơ bắp chân và gân gót vào buổi sáng, trước và sau khi tập thể dục để duy trì sự linh hoạt.

Nếu mới bắt đầu một chế độ tập luyện, hãy tăng thời gian cũng như cường độ từ từ. Duy trì cân nặng phù hợp để tránh gây áp lực quá lớn lên gót chân.
Khi có triệu chứng đau gót chân, cách tốt nhất vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaothiennhienbhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan

 
 

scoped="scoped" type="text/css">>